4 sai lầm khi ăn mít gây hại cho sức khỏe, bạn nên biết
4 sai lầm phổ biến của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn / 5 sai lầm tẩy da chết và cách khắc phục
Ăn mít lúc đói
Một trong những sai lầm khi ăn mít là ăn mít vào lúc đói, khiến hàm lượng đường trong máu đột ngột tăng cao, gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên ăn mít sau khi đã ăn cơm khoảng 1-2 tiếng để đảm bảo không rước bệnh vào người.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Ăn quá nhiều mít
Mít là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng không nên ăn quá nhiều mít vì có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bạn. Trong thành phần dinh dưỡng của mít có chứa hàm lượng chất xơ cao và có hàm lượng đường lớn nếu ăn nhiều dễ gây tiểu đường, rấtcó hại cho sức khỏe.
Ăn mít vào buổi tối
Thêm một sai lầm nữa là ăn mít vào buổi tối, khi bạn ăn mít vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì hàm lượng chất xơ cao nhất là hạt mít bởi nó gây chướng bụng, khó tiêu khó ngủ.
Ăn sữa chua kết hợp với mít
Thói quen của nhiều người thường thích ăn món sữa chua mít nhất là những trong những ngày hè nóng bức. Món sữa chua mít lại là món ăn vặt không hề tốt cho sức khỏe của bạn, không nên ăn nhiều.
Trong thành phần dinh dưỡng của mít khi kết hợp với sữa chua lên men tạo cảm giác đầy bụng khó tiêu dễ dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng cho bạn.
Phụ nữ mang thai
Nếu bạn đang mang thai thì không nên ăn nhiều mít, nếu bạn muốn ăn chỉ nên ăn khoảng 3-4 múi mà thôi. Bởi mít gây nóng trong không tốt với mẹ bầu dễ làm cho mẹ bầu cảm thấy đầy bụng khó chịu, rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, với những nam giới đang muốn sinh con thì không nên ăn nhiều mít bởi mít sẽ làm giảm bớt ham muốn của đàn ông.
Ăn mít đúng cách
Dưới đây là những lưu ý cụ thể trong việc ăn mítđúng cách để bảo vệ sức khỏe:
- Mỗi lần ăn mít, bạn chỉ nên ăn 80-100g mít tươi,tương đương 4-5 múi. Ăn quá nhiều mít một lúc sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao, nóng gan, không tốt cho gan thận.
- Ăn mít kèm với những loại trái cây khác sẽ cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Khi ăn mít, chú ý nhai từng múi thật kỹ, nhất là mít dai vì mít cứng, khó tiêu, nhai không kỹ sẽ gây đau dạ dày.
- Đối với những người bị nóng trong, cơ địa hay bị nổi mụn nhọt hoặc muốn phòng tránh tối đa nguy cơ nổi mụn nhọt do ăn mít nên bổ sung đủ nước và rau xanh. Bình thường, bạn có thể lơ là nhưng khi ăn mít, tốt nhất nên uống đủ 2-2,5 lít nước và 200-300 g rau xanh mỗi ngày để việc ăn mít hạn chế tối đa nguy cơ nổi mụn nhọt.
Cách chọn mít sạch
Các tác dụng của mít chỉ phát huy hiệu quả nếu bạn chọn được nguồn mít sạch.Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mít chín ép do sử dụng thuốc. Nhiều sản phẩm mít khô, mít sấy thủ công hoặc trà trộn, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, khi lựa chọn mua mít bạn nên ăn mít tươi và chín tự nhiên.
Để mua được mít sạch thì bạn nên lựa chọn mua tại các cửa hàng hoa quả uy tín hoặc trong các siêu thị. Những quả mít chín cây, mít sạch sẽ có những đặc điểm sau đây:
- Quả mít có lớp vỏ căng, gai mít hơi lỳ, gai không nhọn và thưa hơn. (Mít chín ép do thuốc thường có gai dày và cứng).
- Có mùi thơm đặc trưng. Những quả mít chín do dùng hóa chất sẽ không có mùi thơm tự nhiên khi ngửi từ vỏ.
- Mít chín cây bổ ra có ít nhựa trắng và múi có màu vàng óng, xơ mít vàng nhạt, vị ngọt bùi. Mít chín ép có vị nhạt, sượng.
- Mít chín tự nhiên có ít nhựa trắng trong khi mít chín ép có nhiều nhựa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết