Đời sống

4 sai lầm khi nấu ăn khiến bạn dễ bị ung thư

Bạn tuyệt đối không được mắc phải sai lầm dưới đây khi nấu ăn để không bị ung thư.

Mẹo chữa mặn siêu đơn giản cho món canh mà không cần thêm nước / 3 món ‘rau trường thọ’, tốt cho tim, bổ máu: Bán đầy chợ Việt mà nhiều người không biết

Thịt rang cháy cạnh

thịt rang
Thịt rang cháy quá có thể khiến bạn bị ung thư.

Thịt kho hay rang cháy cạnh là phương pháp nhiều người vẫn yêu thích. Bởi chúng làm thịt có nhiều hương vị và ngon hơn những cách chế biến đơn giản. Cách làm này có thể tiềm ẩn nguy cơ làm tăng hetorocylicamines (HCAs) do thịt được đun quá lâu và cháy xém. Khi chất này tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây ra nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tụy lên đến hơn 60%. Bạn nên luộc thịt ở nhiệt độ vừa phải khi chín tới để giảm nguy cơ gây hại cho sức khỏe nhé!

Nấu ăn xong lập tức tắt máy hút mùi

Trong quá trình chế biến thức ăn sẽ sinh ra các chất có hại, lúc này dùng máy hút mùi để loại bỏ khí thải là việc nên làm, đặc biệt ở nhà phố không gian chật chội. Nhiều người có thói quen tắt ngay máy hút mùi sau khi nấu ăn xong mà không biết rằng như thế trong nhà bếp vẫn còn lưu lại một lượng khí thải chưa bị hút hết do máy cần thời gian nhất định để đạt hiệu quả tối đa. Chính lượng khí thải luẩn quẩn trong nhà cũng góp phần tạo nên bệnh ung thư cho thành viên gia đình.

Do vậy tốt nhất sau khi nấu ăn xong 3-5 phút hãy tắt máy hút mùi để đảm bảo khí thải được hút hết ra ngoài. Bên cạnh đó, khi nấu ăn nên mở cửa sổ để giảm lượng khí thải còn lưu lại trong nhà bếp.

Đun cho đến khi dầu bốc khói mới cho thức ăn vào

 

Nhiều người có thói quen đợi đến khi dầu thật nóng, bốc khói mới bắt đầu cho thức ăn vào nấu. Lúc này, nhiệt độ dầu đã lên đến 200 độ C. Nếu cho thức ăn vào chế biến trong thời điểm này sẽ sinh ra chất gây ung thư, đồng thời chất dinh dưỡng trong thức ăn cũng bị mất đi rất nhiều.

Ngoài ra, khi dầu ở nhiệt độ quá cao sẽ làm biến chất vitamin tan trong chất béo, khiến chất béo có lợi mà cơ thể cần bị oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu. Do vậy các chuyên gia khuyên chỉ nên nấu ăn khi dầu ở nhiệt độ từ 150 đến 180 độ. Cách nhận biết đơn giản là nhúng đũa vào trong dầu, nếu thấy xung quanh đầu đũa xuất hiện nhiều bọt khí là lúc nên cho thức ăn vào chế biến.

 

Đun cho đến khi dầu bốc khói mới cho thức ăn vào

 

Nhiều người có thói quen đợi đến khi dầu thật nóng, bốc khói mới bắt đầu cho thức ăn vào nấu. Lúc này, nhiệt độ dầu đã lên đến 200 độ C. Nếu cho thức ăn vào chế biến trong thời điểm này sẽ sinh ra chất gây ung thư, đồng thời chất dinh dưỡng trong thức ăn cũng bị mất đi rất nhiều.

Ngoài ra, khi dầu ở nhiệt độ quá cao sẽ làm biến chất vitamin tan trong chất béo, khiến chất béo có lợi mà cơ thể cần bị oxy hóa, làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu. Do vậy các chuyên gia khuyên chỉ nên nấu ăn khi dầu ở nhiệt độ từ 150 đến 180 độ. Cách nhận biết đơn giản là nhúng đũa vào trong dầu, nếu thấy xung quanh đầu đũa xuất hiện nhiều bọt khí là lúc nên cho thức ăn vào chế biến.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm