4 sai lầm thường thấy trong cách sơ chế mộc nhĩ của nhiều bà nội trợ, mắc phải điều số 2 chẳng khác nào rước bệnh vào người!
7 thực phẩm giúp giảm đau nhanh chóng / Top 10 thực phẩm giúp tiêu mỡ, giải độc tốt cho sức khỏe
Không phải một nguyên liệu quá xa lạ hay đắt đỏ, mộc nhĩ được các chị em sử dụng trong rất nhiều món ăn, từ thịt đến canh.
Theo khoa học, đây cũng là loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như protein, tinh bột và các chất béo an toàn. Ăn mộc nhĩ với liều lượng vừa phải, thường xuyên rất tốt để làm giảm cục đông máu, phòng bệnh tắc động mạch do huyết khối, giúp bổ máu, phòng thiếu máu do thiếu sắt… và giúp da tươi sáng, mịn màng.
Tuy nhiên, trong quá trình chế biến loại nguyên liệu này, có 4 sai lầm mà bạn nhất định cần phải tránh để không vô tình rước bệnh vào người.
1. Ngâm mộc nhĩ khô quá lâuMộc nhĩ khô nên được ngâm trong nước để làm mềm rồi mới dùng để chế biến các món ăn. Tuy nhiên, bạn không nên ngâm mộc nhĩ quá lâu vì nó có thể bị biến chất, khi ăn làm tăng nguy cơ bị ngộ độc.
Nếu ngâm trong nước quá lâu, chất đạm trong mộc nhĩ sẽ bị thủy phân, giống hiện tượng thịt tươi để lâu sẽ bị thiu, hư thối, vi khuẩn sẽ xâm nhập và khiến mộc nhĩ bị nhiễm khuẩn.
Vây nên, để tốt cho sức khỏe, bạn nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh trong thời gian từ 15 – 20 phút.
2. Ngâm mộc nhĩ trong nước nóngNước nóng có thể làm mộc nhĩ khô nhanh mềm nhưng các chất Morpholine (một loại chất độc có trong nấm) còn sót lại trong mộc nhĩ khô lại không có đủ thời gian để thoát ra và hòa tan trong nước.
Bên cạnh đó, mộc nhĩ ngâm nước quá nóng, nở nhanh nhưng không hút được nhiều nước, khối lượng mộc nhĩ sẽ ít hơn so với khi bạn ngâm nước lạnh. Mộc nhĩ cũng dễ bị dính, mềm nhũn, chế biến không ngon, đẹp.
Vì vậy, bạn không nên ngâm nước nóng. Thay vào đó, hãy dùng nước lạnh hoặc nước lã ở nhiệt độ thường.
3. Không rửa sạch mộc nhĩ trước khi nấuSau khi ngâm, bạn cần rửa sạch và kỹ mộc nhĩ để khi thưởng thức sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị mộc nhĩ, ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn.
Bạn có thể rửa mộc nhĩ dưới vòi nước xả mạnh, chà rửa kỹ hoặc cho 2 muỗng bột mì vào nước âm ấm ngâm mộc nhĩ, dùng tay trộn đều, chà nhẹ để loại bỏ các cặn bẩn, bụi bám trên các khe hở trên mộc nhĩ.
Chỗ nào không thể làm sạch được, bạn nên cắt nhỏ để rửa được kỹ hơn.
4. Không nấu kỹ mộc nhĩ
Sau khi sơ chế, bạn nên nấu kỹ mộc nhĩ, chờ cho mộc nhĩ chín hoàn toàn rồi mới dùng. Không sử dụng mộc nhĩ mới chín tới để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, ăn ngon và bổ dưỡng hơn.
Ngoài ra, nếu bạn thuộc 1 trong 3 nhóm người dưới đây, bạn nên kiêng mộc nhĩ cũng như các món ăn được chế biến từ nguyên liệu này:
Trẻ nhỏ và người có cơ địa dị ứng: Do mộc nhĩ cũng là nấm nên khi sử dụng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là với những người có cơ địa dị ứng và trẻ nhỏ. Người tiêu hóa kém: Mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm. Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai không nên ăn mộc nhĩ do nó có tác dụng hoạt huyết, tiêu ý, không có lợi cho sự phát triển và ổn định của thai nhi. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Hôm nay tôi mới biết vỏ quả lựu là “báu vật”, giữ ở nhà vừa thiết thực vừa tiết kiệm tiền. Hãy chia sẻ ngay cho gia đình bạn nhé
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Đổ giấm lên thịt, nhận ngay lợi ích tuyệt vời mà bạn chưa bao giờ ngờ tới
Đừng hoảng sợ nếu nhà bạn có chuột, tôi sẽ dạy bạn một phương pháp đơn giản để diệt từng con chuột một, an toàn và không độc hại