4 thói quen dẫn đến nguy cơ bị điếc, có thể bạn chưa biết
Thói quen dùng đồ uống giúp giảm mỡ bụng, chống lão hóa cho da mà chị em nên ghi nhớ / 3 thói quen xấu khiến chị em dễ mắc bệnh nan y, tử cung càng ngày càng lão hóa
Nghe nhạc âm lượng lớn trong thời gian dài
Nghe nhạc là một thú vui vô hại, sở thích giúp bạn thư giãn và nạp lại năng lượng tinh thần trong thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nghe nhạc lớn liên tục, đặc biệt là khi đeo tai nghe có thể gây hại cho tai.
Một số thiết bị thậm chí còn đưa ra cảnh báo khi bạn chỉnh cài đặt vượt quá 60% âm lượng vì nguy cơ mất thính giác.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Các chuyên giakhuyên bạn nên mua loại tai nghe có khả năng loại bỏ tiếng ồn xung quanh để bạn không phải tăng âm lượng của một bài hát hoặc bộ phim nhiều hơn nữa.
Khi nói đến các buổi hòa nhạc và câu lạc bộ, lời khuyên duy nhất mà các nhà khoa học có thể đưa ra là tránh xa hệ thống loa, điều này giúp giảm tác động tiêu cực đối với tai của bạn.
Vệ sinh tai bằng bông ngoáy tai, ngón tay
Thói quen sử dụng tăm bông lấy ráy tai có thể gây ra những tổn thương tới các cơ quan của hệ thống thính giác, khiến tình trạng điếc tai ngày càng trầm trọng hơn. Nếu đang có thói quen xấu này thì bạn cần ngừng lại ngay lập tức.
Vi trùng cũng có thể truyền qua ngón tay không sạch sẽ vào tai dẫn đến nhiễm trùng.
Lười vận động
Một người làm việc văn phòng dành khoảng 8 tiếng gắn với việc ngồi ở bàn làm việc của mình. Con số này còn cao đối với những người phải vượt qua chặng đường dài để tới công sở.
Lối sống ít vận động dễ dẫn tới nhiều bệnh lý khác nhau như tiểu đường và tăng huyết áp. Các bệnh đó có thể gây ra tổn thương dây thần kinh dẫn đến mất thính giác, đặc biệt là khi không có cách điều trị phù hợp.
Không đội mũ vào mùa lạnh
Hạ thân nhiệt thường dẫn đến các bệnh viêm tai, mũi và các xoang cạnh mũi, có thể dẫn đến giảm thính lực. Vì vậy cần che tai khi gặp thời tiết lạnh. Phần lớn các bệnh về tai có thể được chữa khỏi nếu bạn đến gặp bác sĩ kịp thời.
Các mẹo nhỏ giúp bạn có đôi tai thính
- Đi khám sức khỏeđịnh kỳ với bác sĩ gia đình để kiểm tra huyết áp, lượng đường trong máu và tim của bạn.
- Hãy đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần hoặc bất cứ khi nào bạn thấy dấu hiệu mất thính lực.
- Hai mươi phút tập thể dục thường xuyên (yoga, chạy bộ, đi bộ nhanh) kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh có trái cây, rau và chất béo lành mạnh từ sữa, cá và các loại hạt sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe tổng thể.
-Cách tốt nhất để bảo vệ thính lực, cải thiện tình trạng điếc tai là bạn cần hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Bất kỳ âm thanh nào có cường độ trên 85dB đều có thể gây hại cho thính lực, đặc biệt khi bạn phải tiếp xúc với nó trong một thời gian dài.
- Giảm uống rượu và hút thuốc lá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 8/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mùi gặp nhiều thách thức, công việc bị cản trở bởi tiểu nhân
Gặp mẹ chồng tương lai, tôi bàng hoàng nhận ra: "Bác sĩ từng khám thai cho mình!"
Choáng váng trước cảnh em chồng sau bốn tháng sinh con: Người gầy gò, mắt quầng thâm, tưởng chừng chẳng còn sức sống
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Nam hay nữ có 4 dấu hiệu này trong lòng bàn tay chứng tỏ có số phú quý giàu sang
Gen Z dẫn đầu tỷ lệ ngoại tình, điều gì gây ra xu hướng này?