4 thực phẩm đại kỵ thịt lợn, loại thứ 4 gây bất ngờ với các bà nội trợ
2 bộ phận của tôm nhiều người cố ăn để "chắc xương" nhưng thực tế ngược lại / 5 bộ phận chứa độc tố của lợn bị lầm tưởng là bổ dưỡng, ăn càng ít càng tốt
Thịt lợn là một trong những thực phẩm quen thuộc và phổ biến trong các gia đình Việt. Thực phẩm này rất giàu thiamin - một trong những vitamin nhóm B đóng vai trò thiết yếu trong các chức năng của cơ thể.
Ngoài ra, trong thịt lợn chứa nhiều selenium, kẽm - chất cần thiết cho bộ não và hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Thịt lợn có thể dễ dàng chế biến và kết hợp với rất nhiều loại thực phẩm thành những món ăn ngon khác nhau như thịt xào chua ngọt, xào sả ớt, kho tàu, nấu đông, chiên, nướng, hấp…
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết có 4 món đại kỵ với thịt lợn, kết hợp chung có thể sinh độc.
Thịt lợn là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn thường ngày của mỗi gia đình, song các bà nội trợ cần hết sức lưu ý, tránh kết hợp thịt lợn với những thực phẩm đại kỵ.
1. Thịt bò
Trong cuốn sách y học kinh điển của Trung Quốc mang tên Yinshan Zhengyao (Nguyên tắc ăn kiêng) được viết bởi Hu Sihui - chuyên gia dinh dưỡng và trị liệu cung đình Trung Quốc trong triều đại nhà Nguyên, có nói: Thịt lợn và thịt bò là 2 thực phẩm đại kỵ nhau. Điều này chủ yếu được xem xét dưới góc độ y học cổ truyền Trung Quốc.
Thịt lợn có vị chua, tính lạnh, dưỡng âm; trong khi thịt bò vị ngọt tính ấm, có tác dụng bồi bổ tỳ vị, tăng cường sức mạnh cho thắt lưng và bàn chân.
Một loại tính ấm và một loại tính lạnh; một loại bổ tỳ vị và dạ dày, còn một loại vừa lạnh vừa sinh đờm, tính và vị trái ngược nhau, không nên ăn cùng nhau.
Thịt lợn và thịt bò được cho là 2 thực phẩm đại kỵ nhau.
2. Đậu tương
Đậu tương và thịt lợn không nên nấu chung vì trong đậu có tới 60-80% là phốt pho. Nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein trong trứng.
Tuy nhiên nếu kết hợp với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì hàm lượng phốt pho trong đậu tương sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là với thịt nạc.
Ngoài ra, sự kết hợp giữa đậu tương và thịt nạc, cá cũng làm cho các chất như canxi, sắt, kẽm,.. khó được hấp thụ đầy đủ vào cơ thể.
3. Gan dê
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng: "Thịt lợn và gan dê ăn cùng nhau khiến người bệnh suy nhược" hay "Thịt lợn mà có gan dê. Não tâm hư khí khó bề hấp thu".
Điều này là do gan dê có tính lạnh. Trong khi đó thịt lợn có nhiều mỡ, khi vào trong bụng sẽ sinh nhiệt, do đó sự kết hợp giữa 2 món này có thể gây chướng bụng, khó chịu và đau bụng.
Hơn nữa, gan dê có mùi hơi hôi, nếu chế biến cùng thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn trở nên kém hấp dẫn, khó thưởng thức.
4. Gừng
Gừng và thịt lợn là 2 thứ không nên kết hợp vì chúng đại kỵ, tuy có thể dùng gừng để khử mùi tanh của thịt nhưng không nên nấu cùng vì khi ăn ở số lượng lớn, món ăn có thể sinh ra chứng phong thấp, nổi nốt.
Đây là một lỗi mà nhiều bà nội trợ thường mắc vì cho rằng khi luộc thịt bỏ thêm miếng gừng sẽ giúp loại bỏ mùi hôi của thịt.
Gừng và thịt lợn là 2 thứ không nên kết hợp.
Đông y cho rằng không nên ăn thịt lợn với tôm, ốc đồng, mơ do tương kỵ theo ngũ hành.
Trong sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh cũng đúc kết những kinh nghiệm như, thịt lợn đặc biệt kiêng kỵ với ốc bươu, cam thảo, mơ, con tôm… vì dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn