4 thực phẩm đồ uống có thể gây dậy thì sớm
Top 7 thói quen sai lầm khiến bạn dù đã qua tuổi dậy thì mà mặt vẫn đầy mụn / 3 loại thịt dù con thích mẹ cũng không được cho ăn nhiều nếu không muốn bé chậm lớn, dậy thì sớm
Nước ngọt
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng trẻ em tại Đức cho thấy rằng, nước ngọt có ga là thực phẩm hàng đầu gây dậy thì sớm cho trẻ bởi chúng chứa nhiều đường. Trẻ em uống nhiều nước ngọt sẽ dễ tích mỡ, yếu cơ bắp, tăng cân nhanh. Trong khi đó nghiên cứu cho thấy những bé gái thừa cân, béo phì có nhiều khả năng dậy thì sớm hơn những bé nhẹ cân, biếng ăn.
Ngoài ra, nước ngọt có ga còn có chứa nhiều glycemic - một chất thường làm tăng mức insulin và tăng khả năng tiết các hormone sinh dục khiến thiếu nữ dậy thì sớm hơn.
Nước hoa quả đóng hộp
Nước hoa quả giàu vitamin rất tốt cho trẻ, xong nước hoa quả đóng hộp thì ngược lại. Thức uống này chứa rất nhiều đường và chất ngọt nhân tạo, khiến bé dễ tăng cân béo phì hơn, tăng nguy cơ dậy thì sớm hơn.
Thay vào đó, cha mẹ nên cho con uống nước ép hoa quả tươi, chế biến tại nhà để đảm bảo trẻ hấp thu được nhiều dinh dưỡng nhất mà không ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý bình thường của bé.
Sữa đậu nành
Theo bác sĩ Lưu Quốc Khải, Trưởng khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trong đậu nành có chứa các chất nội tiết tố thực vật (phytoestrogen) như daidzein, genistein thuộc nhóm isoflavon, có tác dụng dược lý như kích thích nội tiết tố nữ estrogen. Nó có thể kích thích sự dậy thì sớm. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không cần quá lo lắng bởi cần phải ăn lượng rất nhiều mới gây hiện tượng này. Lượng phytoestrogen trong đậu nành chỉ chiếm khoảng 2-5%. Trong khi đó, lượng đậu phụ hay các sản phẩm khác từ đậu nành đều nằm trong ngưỡng an toàn.
Sữa ong chúa, sữa non, thuốc bổ
Trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu sữa non bò, được cho là có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được tất nhiều bà mẹ tin tưởng. Trên thực tế, sữa non của bò là sữa của bò mẹ vừa mới sinh ra bò con, hàm lượng gonadotropin trong đó cực kỳ cao, có thể không có vấn đề gì đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng đối với trẻ chuẩn bị đến tuổi dậy thì, cơ thể của chúng nhạy cảm hơn, dùng một lượng lớn trong thời gian dài dễ khiến trẻ dậy thì sớm.
Dấu hiệu trẻ dậy thì sớm cần đưa con đi khám
Theo BS Ngọc Dung, nếu nhận thấy con có dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa, bạn nên cân nhắc đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Bạn hãy bình tĩnh, cùng con bước qua giai đoạn này; giải thích cho trẻ hiểu những thay đổi đang diễn ra là hoàn toàn bình thường.
Khi nghi ngờ tình trạng dậy thì của bé do các nguyên nhân bất thường, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định các bệnh lý tiềm ẩn: Xét nghiệm máu và nước tiểu để phát hiện hàm lượng hormon bất thường. Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm giúp phát hiện các khối u. Chụp Xquang cổ tay để xác định tốc độ trưởng thành của xương. Nếu xương già nhanh so với tuổi thực thì nhiều nguy cơ trẻ không thể đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh