4 tiêu chuẩn để đánh giá kim cương tự nhiên
Chiêu cực hay xử lý trẻ ăn vạ, đảm bảo có hiệu quả / "Đổi gió" với món gà hấp mướp hương đơn giản mà ngon khó cưỡng
Trong 4 tiêu chuẩn để đánh giá kim cương tự nhiên, tiêu chuẩn C1 (Carat - giá trị về trọng lượng), C2 (Color - giá trị về màu sắc) và C3 (Clarity - giá trị về độ tinh khiết) là 3 giá trị do thiên nhiên quyết định.
C2 (Color) là tiêu chuẩn quan trọng để định giá kim cương, mỗi cấp độ màu chênh lệch nhau khoảng 10% về giá. Tuy nhiên, từ màu N trở xuống màu S-Z, giá trị tương đương nhau. C3 (Clarity) giảm dần theo biểu đồ phân loại và giá cả của kim cương cũng sẽ giảm 5-10% theo mỗi cấp độ liền kề nhau.
Kim cương là lựa chọn hàng đầu cho những trang sức tinh xảo, giá trị cao. |
Thực tế, cũng có trường hợp kim cương được xử lý để che khiếm khuyết. Ví dụ, viên kim cương có độ tinh khiết là I3, nhưng sau khi dùng tia laser khoan đi và bơm thủy tinh vào để tạo độ tinh khiết như IF vẫn không được xem là IF. Trong quá trình kiểm định, viên kim cương này được xếp vào nhóm I3 như bản chất nguyên thủy.
Tiêu chuẩn C4 (Cut - giá trị về cách cắt mài) không phải do thiên nhiên quyết định, mà được xác định bởi kỹ thuật chế tác kim cương của nghệ nhân chuyên nghiệp. Tuy vậy, C4 lại quyết định giá trị của kim cương tự nhiên, tạo nên sự khác biệt, chênh lệch về giá cả giữa các viên.
Trong các kim cương trên thế giới, nhóm xuất chúng nhất là Ideal/Excellent Cut chiếm 4% trên thị trường, giác cắt Very good cut chiếm 15% trên thị trường.
Kim cương Hearts & Arrows tại Kita Diamonds. |
Chỉ 1% kim cương trên thế giới đạt được giác cắt Hearts & Arrows, biểu tượng của kim cương thành công và hạnh phúc. Đây là giác cắt lý tưởng với độ phát lửa của mỗi viên kim cương đạt mức tối đa. Khi soi dưới kính lúp, người xem sẽ thấy hình 8 mũi tên hoàn hảo nhìn từ trên xuống và 8 trái tim hoàn hảo nhìn từ dưới lên.
Một yếu tố tự nhiên khác để định giá kim cương là Fluorescence (độ huỳnh quang của kim cương). Đây là độ phát quang tự nhiên của viên kim cương dưới ánh sáng cực tím, chẳng hạn dưới tia cực tím của ánh sáng mặt trời.
Nếu kim cương có màu D-H và huỳnh quang cao, sự cộng hưởng ánh sáng làm cho viên kim cương có vẻ chuyển sang màu sữa đục dưới ánh sáng của tia cực tím, ảnh hưởng độ phát quang khiến kim cương giảm sáng. Vì vậy, giá trị kim cương sẽ bị giảm đi.
Với kim cương có màu I-J (trắng rất nhạt hoặc vàng) và huỳnh quang cao, sự cộng hưởng ánh sáng làm cho viên kim cương sáng hơn, làm giá trị tăng lên.
Các giấy chứng nhận chất lượng kim cương trên thế giới như HRD, GIA, IGI... đều có đánh giá về Fluorescence, được chia thành 5 cấp độ: Nil hoặc none (không có), faint (mờ), medium (trung bình), strong (mạnh) và very strong (rất mạnh).
5 cấp độ của độ huỳnh quang của kim cương.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?