5 bài học bạn nên dạy trẻ nếu muốn con thành công và hạnh phúc trong tương lai
Có trong tay 3 thứ này, phụ nữ sẽ nắm giữ đầy đủ "vũ khí" để "dẫn dắt" khiến chồng chung thủy cả đời / Nhà chung cư và 7 kiêng kỵ phong thủy ảnh hưởng tài lộc
Tất cả những người làm cha mẹ đều mong muốn con của mình thành công trong cuộc sống. Thành công không chỉ là có một công việc tốt, có thu nhập ổn định mà còn phải có cuộc sống hạnh phúc. Vậy làm thế nào để có thể biến điều đó thành hiện thực. Gần đây, các chuyên gia của ĐH Harvard đưa ra 5 kỹ năng mấu chốt trong cuộc sống, mà cha mẹ nên dạy các con nếu muốn các con thành công và hạnh phúc.
Theo bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn, Ủy Viên Cấp Cao của Hiệp Hội Dinh Dưỡng và Y Học Lối Sống Vương Quốc Anh (BANT), người được rất nhiều phụ huynh tin tưởng trên hành trình làm cha mẹ của mình, có 2 cột mốc thời gian quan trọng để phát triển các kỹ năng này là 3-5 tuổi và 13-26 tuổi.
5 kỹ năng mấu chốt này là gì?
1. Biết lập kế hoạch
Cho trẻ chọn 1 trò chơi hay 1 loại hoạt động và khuyến khích trẻ lập kế hoạch cho nó. Ví dụ, khi nào, ai tham gia, và chơi ở đâu.
Ví dụ: Cuối tuần này mẹ và con cùng nấu món mì ý nhé. Bạn và trẻ tập hợp danh sách những thứ cần mua, đi mua sắm, xem qua công thức cùng nhau và giúp trẻ hiểu tất cả các bước.
2. Tập trung
Các hoạt động có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng tập trung là vẽ tranh, lắp ghép, đọc sách cùng nhau. Khi đọc sách, bạn nên tương tác để trẻ tập trung vào câu chuyện, không nhất thiết phải toàn bộ, mà chỉ cần 1 vài điểm. Ví dụ con thỏ gặp được bao nhiêu người bạn tốt trên đường về nhà con nhỉ?.
3. Biết cách kiểm soát bản thân
Là trẻ biết cách kiểm soát cách trẻ phản ứng lại với không chỉ cảm xúc mà còn với các tình huống căng thẳng.
Khi trẻ chạy bị ngã hoặc đụng trúng đồ vật nào bị té (mặc dù chỉ là ngã bình thường không có thương tích nghiêm trọng), trẻ khóc, và tiếng khóc bắt đầu lớn hơn khi thấy bạn gần đó.
Thông thường, cha mẹ sẽ ngay lập tức bế trẻ dậy và "đánh chừa" vào vật dụng làm bé ngã và nói rằng "mẹ đánh cái ghế này, cái ghế hư quá làm cu Bin mẹ ngã, đánh cái ghế này..." và bé sẽ nín khóc nhanh.
Gs. Kelly, chuyên gia nghiên cứu não bộ khuyên: Việc xử lý sai ở trên là một cách dạy bé đổ lỗi công khai cho người khác (ở đây là cái ghế), bé hiểu rằng bé không bao giờ sai và bạn cũng không ngạc nhiên rằng: khi bé bị vậy lần 2, bé lại khóc và đợi bạn bênh vực bé. Đừng nghĩ xử lý hành vi này là vô hại, đó là cách dạy cho bé hành vi thiếu tự tin trong tình huống của cuộc sống. Các bé trước 5 tuổi cần sự khuyến khích yêu thương của cha mẹ để đối phó với nhiều tình huống khác nhau nhưng không phải ở dạng là bé luôn được bảo vệ. Trước tình huống này, cha mẹ nên làm gì?
Thứ 1, đến bên bé ngay khi bé ngã, nhưng tạo cho bé có thời gian để tự đứng dậy (2-3 phút), dùng lời nói khuyến khích bé đứng hoặc ngồi dậy. Nếu bé vẫn không ngồi dậy thì bạn đến đỡ nhưng cố để bé dùng lực bản thân để ngồi dậy.
Thứ 2, khi bé ngồi dậy, bé thường chỉ vào vật dụng làm bé ngã hoặc khóc lớn hơn. Bạn không để ý đến vật dụng bé chỉ, mà xoa dịu để bé không khóc. Khi bé dừng khóc, bạn dẫn bé (không bế bé) đến bên cái ghế và nói với bé với khuôn mặt nghiêm nghị: lần sau con đi/chạy nhớ chú ý đến cái ghế nằm đây nhé, nếu không chú ý, con lại bị ngã đau nữa".
Làm tốt 2 điều này sau 1 vài lần, bạn sẽ ngạc nhiên khi té ngã sẽ chỉ khóc 1-2 tiếng và tự đứng dậy, bé cũng ít nhõng nhẽo hơn vì bé đã học được hành vi tự điều chỉnh cảm xúc cho bản thân của mình.
4. Trở nên có nhận thức về thế giới
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ngày càng có nhiều người sống chỉ biết có bản thân, hoặc chỉ sống trong thế giới ảo, mạng xã hội. Nó không mang lại cho họ cảm giác của cuộc sống thực và họ không thể hạnh phúc.
Trẻ không chỉ được dạy để ý đến những người xung quanh, các tình huống, con người, động vật xung quanh trẻ, mà bạn còn phải dạy trẻ cách để tham gia và hòa nhập vào nó.
Ví dụ, trẻ được khuyến khích tham gia các cuộc đi bộ thể dục của trường, chăm sóc cún bị bệnh.
Trẻ cũng cần được dạy để nhận thức liệu việc làm của con có gây ảnh hưởng đến người khác không. Ví dụ như việc gõ cửa nhà một người nào đó, trẻ cần được dạy để nhận biết có nên gõ cửa lúc giờ này không, gõ bao nhiêu lần.
5. Biết linh hoạt
Trẻ cần được dạy để biết rằng không phải lúc nào cũng nói lời từ chối với người khác nếu thực sự trẻ làm được và có thể giúp họ.
Và đồng nghĩa trẻ cũng sẽ cần hiểu không phải lúc nào người khác cũng đồng ý với trẻ.
Đó là sự linh hoạt. Khi trẻ nhận ra sự linh hoạt là một phần của tự nhiên, trẻ sẽ biết cách sống linh hoạt, thông cảm và yêu thương con người hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'
Người phụ nữ lấy chồng kém 37 tuổi tuyên bố: ‘Anh ấy hạnh phúc và sẽ không bao giờ phản bội tôi’
Kịch tính lễ đính hôn: Vì chiếc váy cưới trong mơ, bố mẹ chồng tương lai bỏ về giữa chừng
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Một loại thực phẩm ‘rẻ hều’ không ai ăn ở Việt Nam nhưng lại là ‘vàng xanh’ của người Nhật