5 cách chế biến cá nếu ăn thường xuyên chẳng khác nào uống "thuốc độc"
Ăn một quả táo mỗi ngày đúng cách, bạn sẽ thấy ngay điều bất ngờ / Cách làm 4 món tuyệt ngon từ cốm chuẩn vị Hà Nội
Cá là nguồn cung cấp protein hết sức đa dạng và phong phú. Trong bữa cơm nếu có món cá chủ đạo thì đã có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho hầu hết các bộ phận trong cơ thể.
Nên chế biến cá theo cách hấp, luộc để giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, cách chế biến cá để giữ được nhiều dưỡng chất nhất, an toàn nhất là cho vào nướng lò hoặc dùng cho món luộc, món hấp.
Ngoài ra, những cách chế biến dưới đây nên hạn chế tối đa vì về lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe:
Cá chiên rán quá kỹ ở nhiệt độ cao
Cá chiên rán là món ngon được nhiều người yêu thích, tuy nhiên đây lại là món chứa rất nhiều cholesterol gây nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch và đột quỵ. Hơn nữa, việc chiên cá ở nhiệt độ cao có thể sẽ tiêu hủy các chất dinh dưỡng có trong thịt cá.
Sau khi chiên hoặc bị chiên nhiều lần, mỡ cá sẽ nhanh chóng bị oxy hóa, tạo thành benzopyrene và các chất có hại khác. Nếu ăn quá nhiều món ăn này, có thể làm bạn tăng nguy cơ suy tim hoặc ung thư thực quản.
Cá đã chết hoặc ươn
Khi bạn thường xuyên ăn cá không tươi là một mối đe dọa đến sức khỏe vì chúng ta không thể biết được chúng chết vì bệnh hay do chết ô nhiễm môi trường.
Theo nghiên cứu, khi cá chết, lượng protein trong thịt cá bi hư hỏng sẽ sản sinh ra nhiều độc tố. Khi người tiêu dùng ăn phải sẽ gây độc cho cơ thể. Những người ăn ít có thể bị ngộ độc nhẹ với các triệu chứng như đầy bụng, nôn mở, đau đầu, chóng mặt. Ở những trường hợp ăn nhiều độc tố sẽ tích tụ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan nội tạng từ đó dẫn đến tử vong.
Cá muối mặn
WHO đã liệt kê cá muối kiểu Trung Quốc là món ăn gây ung thư hàng đầu, đặc biệt là ung thư vòm họng. Lý do là bởi những thực phẩm được bảo quản bằng muối thường rất giàu nitrite, chỉ cần tiêu thụ 0,3 đến 0,5 gram nitrite cũng đủ gây ngộ độc và hơn 3 gram có thể gây tử vong.
Nitrite cũng có thể phản ứng với protein amin để tạo thành nitrosamine. Nitrosamine là một chất gây ung thư cực mạnh và là 1 trong 4 hóa chất gây ô nhiễm chính trong thực phẩm, có thể làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ở hệ tiêu hóa.
Cá ăn dạng gỏi
Nhiều người có sở thích ăn gỏi cá và xem đấy là đặc sản. Một số ý kiến cho rằng, ăn gỏi khi nhúng qua chanh, dấm, mù tạt có thể diệt được ký sinh trùng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, những gia vị đó không tiêu diệt được hết những vi khuẩn đó, nhất là sán. Hiện nay, phần lớn những người bị mắc bệnh sán lá gan là sau khi ăn thủy hải sản có chứa ấu trùng đặc biệt là đồ ăn sống.
Dã đông không đúng cách
Một sai lầm khi chế biến cá thường gặp là việc rã đông không đúng cách khiến cá vừa mất độ tươi ngon và nguy cơ vi khuẩn sinh sôi trong quá trình rã đông.
Để an toàn, tốt nhất cho cá trong một chiếc túi kín và đặt nó vào trong một thau chứa đầy nước lạnh. Túi cần được bao phủ hoàn toàn bằng nước nhưng cá thì không được tiếp xúc với nước. Phương pháp này làm tan một miếng cá lớn trong khoảng 20- 30 phút.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn