5 điều bố mẹ làm tưởng tốt nhưng hóa ra đang ngầm hại con mỗi ngày, bỏ ngay trước khi quá muộn
5 trường hợp cha mẹ tuyệt đối không được lớn tiếng dạy con nếu không muốn phản tác dụng / Dạy con sống trách nhiệm thông qua hình xăm
Bắt con chơi thể thao quá nhiều
Vận động cơ thể, tham gia các môn thể thao là tốt cho trẻ. Nhưng bắt con phải tập luyện kiểu vắt kiệt sức với kỳ vọng trẻ sẽ trở thành người chiến thắng trong tất cả các trận đấu sẽ chỉ khiến con luôn căng thẳng và sợ thất bại, cả hiện tại lẫn lúc trưởng thành.
Kỳ vọng quá lớn
Sự kỳ vọng của cha mẹ với con cái giống như một con dao hai lưỡi. Nếu có chừng mực, đó sẽ là nguồn động lực để con cố gắng. Ngược lại, kỳ vọng quá mức sẽ khiến con trẻ sẽ không còn muốn nỗ lực nữa vì chúng tin rằng mình chẳng bao giờ làm được.
Đây là kiểu phụ huynh sĩ diện luôn muốn con thực hiện mọi việc tốt nhất. Họ coi mọi thành tích con đạt được là điều đương nhiên, sẵn sàng tỏ thái độ chê bai con nếu không được như kỳ vọng. Những lời chê bai như vậy sẽ hủy hoại tương lai trẻ, khiến chúng nghĩ rằng mình luôn làm cha mẹ thất vọng.
Trả lời thay con
Khi đứa trẻ được hỏi "Ồ, tên của cháu là gì?" và cha mẹ muốn trả lời "Cháu là Mi". Câu trả lời này sẽ không vấn đề gì nếu trẻ chưa biết nói, nhưng cha mẹ không nên trả lời thay con khi đứa trẻ đã biết nói.
Thực tế như thói quen, bố mẹ thường trả lời thay con ngay cả khi con đã là thiếu niên và ở khắp mọi nơi, trong các cửa hàng, ở nhà và ở những nơi khác.
Và cuối cùng chúng ta nhận được gì? Chúng ta đã tước đi cơ hội của những đứa trẻ để trả lời câu hỏi cho chính chúng. Bố mẹ chỉ nên đưa ra gợi ý cho một đứa trẻ về những gì cần nói nếu chúng yêu cầu. Nhưng chắc chắn không bao giờ nên nói thay chúng.
Khen ngợi thái quá
Hoàn toàn không có gì sai khi thỉnh thoảng bố mẹ có thể dành những lời khen ngợi cho con mỗi khi bé làm việc tốt. Tuy nhiên, hãy làm điều đó một cách tỉnh táo và hợp lý nhất, như vậy sẽ khuyến khích con tiếp tục thực hiện hành vi tốt và không khiến chúng có những suy nghĩ sai lệch về những gì nên làm.
Một cách để tránh sai lầm này ở trẻ là bố mẹ khen ngợi con chỉ tập trung vào quá trình đưa chúng đến việc đạt được hành động tốt đó, chứ không phải khen kết quả của quá trình đó. Ví dụ, khi con cố gắng giúp bố mẹ làm việc nhà, bố mẹ có thể khen theo cách này: Bố/ mẹ thích cách con cố gắng hết sức để giúp bố/ mẹ hoàn thành công việc.
Ngay cả khi kết quả không lý tưởng như mong đợi, bố mẹ vẫn cần công nhận nỗ lực của con, điều này sẽ khuyến khích bé tiếp tục hành động như vậy.
Kỳ vọng quá lớn
Sự kỳ vọng của cha mẹ với con cái giống như một con dao hai lưỡi. Nếu có chừng mực, đó sẽ là nguồn động lực để con cố gắng. Ngược lại, kỳ vọng quá mức sẽ khiến con trẻ không còn muốn nỗ lực nữa vì chúng tin rằng mình chẳng bao giờ làm được.
Đây là kiểu phụ huynh sĩ diện luôn muốn con thực hiện mọi việc tốt nhất. Họ coi mọi thành tích con đạt được là điều đương nhiên, sẵn sàng tỏ thái độ chê bai con nếu không được như kỳ vọng. Những lời chê bai như vậy sẽ hủy hoại tương lai trẻ, khiến chúng nghĩ rằng mình luôn làm cha mẹ thất vọng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát