Đời sống

Dạy con sống trách nhiệm thông qua hình xăm

Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều với việc xăm hình, song xã hội dường như đã cởi mở hơn khi nhìn nhận và đánh giá về chủ nhân các hình xăm.

Cách bảo quản rượu vang bạn cần ghi nhớ / Tốc độ ăn ảnh hưởng đến cân nặng

Những hình xăm… biết nói

Nguyễn Thị Bảo Vân, một giáo viên mầm non tâm huyết được học trò và phụ huynh tin yêu, công tác tại một trường mầm non tư thục nổi tiếng tại Hà Nội, đang sở hữu vài hình xăm trên cơ thể…

Chia sẻ về những hình xăm, Bảo Vân cho hay: Nhiều người nghĩ, xăm mình nếu không phải dân giang hồ thì cũng là “dân chơi mát trời” hoặc đang có tư tưởng “nổi loạn”. Nhưng suy nghĩ đó gây oan uổng cho rất nhiều người lựa chọn hình xăm với mục đích ý nghĩa, thiêng liêng.

“Có nhiều người xăm hình sau khi học xong cấp 3 vì họ nghĩ rằng đó là dấu mốc quan trọng để trưởng thành. Còn tôi, xăm hình khi đã sinh con và trải qua những tháng ngày sóng gió của hôn nhân và cuộc sống. Hình xăm đầu tiên, tôi chọn là 1 con bướm và tên của mình với mong muốn bản thân sẽ mạnh mẽ giống như sự sinh trưởng của loài bướm rực rỡ sắc màu, được tự do bay lượn trên đôi cánh của mình”, Bảo Vân chia sẻ.

Tôi có 1 hình xăm nữa để dành cho mẹ vì muốn cảm ơn và nợ mẹ cả đời... Đây cũng là hình xăm cuối cùng vì tôi muốn nhắc nhở bản thân rằng trên đời chỉ có mẹ là yêu thương mình vô điều kiện. Tôi phải sống sao cho xứng đáng kỳ vọng và tin yêu của đấng sinh thành.

Theo Bảo Vân: Trước khi xăm, cô cũng biết nhiều người có suy nghĩ xăm hình là hư hỏng, ăn chơi, đua đòi. Nhưng thực tế, xăm hình là một môn nghệ thuật dưới da lưu lại những tác phẩm đòi hỏi sự tinh tế, cẩn thận từng chi tiết nhỏ, màu sắc và thổi hồn vào hình xăm ấy.

“Với tôi, hình xăm không nói lên tính cách của con người. Chỉ có hành động, lối sống mới làm nên thương hiệu của mỗi cá nhân”, Bảo Vân bộc bạch.

Nêu quan điểm về vấn đề này, bà Lê Thị Ngọc Anh – Hiệu trưởng một trường THPT tại thành phố Thủ Đức (Thành ohoos hồ Chí Minh) cho biết: Nội quy nhà trường không cho phép học sinh xăm mình với lý do lứa tuổi các em chưa phù hợp để dành quan tâm cho những việc ngoài học tập. Còn về cá nhân bà không thành kiến với chủ nhân các hình xăm vì bản thân những bức vẽ trên da không đánh giá được bản chất con người.

“Có người xăm hình hoành tráng để “lấy số” với bạn bè, thể hiện bản thân nhưng cũng không ít người xăm hình dành riêng cho mình, để kỷ niệm một điều gì đó riêng tư, ý nghĩa và đánh dấu những cột mốc của cuộc sống. Bởi vậy, quá khắt khe khi nhìn nhận về hình xăm là điều nên cân nhắc” – bà Ngọc Anh chia sẻ.


Ảnh minh họa: IT.

Thẩm mỹ hay trách nhiệm?

Khi được hỏi, liệu bạn có từng lo ngại, hình xăm ảnh hưởng tới công việc hay bị mọi người soi mói không? Cô giáo Bảo Vân tâm sự: Trước đây, tôi cũng lo ngại việc lộ hình xăm sẽ ảnh hưởng đến công việc, bị soi mói và đánh giá. Nhưng bây giờ khi tiếp xúc với các sếp và đồng nghiệp, mọi người đều rất thoải mái miễn sao hình xăm không quá lộ liễu.

Phụ huynh cũng có người nọ người kia, có người cảm thấy thoải mái vì chỉ quan tâm trong công việc giáo viên làm tốt nhưng cũng có những phụ huynh coi đó là chuẩn mực đạo đức. Với những khắt khe, tôi lại càng cố gắng để chứng minh năng lực và tâm huyết với nghề - những thứ không lệ thuộc vào bất kỳ sự trang trí nào.

Nêu quan điểm dạy con về những tốt xấu với hình xăm, cô Bảo Vân nói: Tôi luôn tôn trọng sở thích của con cái. Với bất kỳ hình thức làm đẹp nào, kể cả xăm hình, trước tiên tôi phân tích kỹ các mặt tốt xấu cho con, hướng con tới sự chủ động trong cảm thụ cái đẹp. Nếu con có xu hướng thích hình xăm từ khi còn là học sinh phổ thông, tôi sẽ cùng con nuôi dưỡng sở thích đến khi con học hết THPT. Con cần hiểu, mục đích của việc xăm hình cũng như ý nghĩa gắn với hình xăm đó là gì và có trách nhiệm với lựa chọn của mình.

Góc độ của một nhà giáo dục, bà Lê Thị Ngọc Anh đồng tình quan điểm cần chú trọng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ ngay từ gia đình để chúng có lựa chọn phù hợp khi làm đẹp. Cũng cần nói thêm với trẻ về các tác hại và sự cố với việc xăm mình hay cơ hội nghề nghiệp tương lai có thể bị ảnh hưởng do quy định đặc thù với nhân sự có hình xăm...

 

Theo chị Lan Hương, thợ xăm hình nghệ thuật (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội): Không giống như trang sức, màu tóc, quần áo… điểm mạnh nhất và cũng là điểm yếu nhất của hình xăm chính là nó bất biến. Một khi bạn ân hận vì hình xăm, gần như không có cách nào để trả lại hiện trạng ban đầu. Hình xăm dù to kín cơ thể hay chỉ là dòng chữ nhỏ trên tay đều sẽ theo chủ nhân đến suốt cuộc đời.

Hình xăm thực sự là lựa chọn và trả giá. Khi trẻ hiểu được những điều này, chúng sẽ biết vì sao, hình xăm chỉ nên là lựa chọn của người trưởng thành. Chỉ khi tự quyết định được tương lai, vận mệnh và sự nghiệp của mình mà không phải phụ thuộc vào cha mẹ thì bạn mới có quyền nói đến hình xăm.

“Tôi chưa bao giờ nhận xăm cho người chưa đủ 18 tuổi, bởi e rằng có một ngày cả tôi và chủ nhân của hình xăm kia sẽ ân hận. Là người làm nghề lâu năm, tôi cho rằng, hình xăm thể hiện gu và trình độ thẩm mỹ của mỗi người, gắn liền với định hướng và giáo dục từ phía gia đình. Hành vi sống, thái độ sống, quan điểm sống mới là yếu tố quyết định sự khác biệt của người này và người khác. Con người là chủ thể, làm hình xăm đẹp hơn chứ không thể nhờ vào hình xăm để biến mình thành một con người tốt đẹp” – chị Lan Hương nhấn mạnh.

“Tôi không cổ suý cho việc xăm mình. “Chiếc áo không làm nên thầy tu” cũng như hình xăm không tạo nên nhân cách con người. Tuy nhiên, xã hội hiện nay, những người mang trên mình hình xăm, nhất là giới trẻ, thường phải chịu ánh nhìn không mấy thiện cảm từ mọi người, đặc biệt là người lớn tuổi.
Quan niệm “Không phải ai xăm mình cũng là người xấu. Nhưng người xấu nào cũng có hình xăm” dường như đã trở thành định kiến. Rất nhiều người hùng xăm trổ đã được biết đến, cũng có rất nhiều người thành công xăm mình để khắc ghi dấu ấn cuộc sống. Vậy cách nghĩ “người xấu nào cũng có hình xăm” liệu có còn chính xác?” - Chuyên gia huấn luyện con người Trịnh Trọng Dương - Công ty Giáo dục và Đào tạo True Success.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm