5 dụng cụ nhà bếp làm tăng nguy cơ nhiễm độc, vô sinh: Tiếc mấy cũng nên bỏ đi
Hạn sử dụng của 5 dụng cụ làm bếp nhà nào cũng có, không nên tiếc của dùng mãi mà rước bệnh vào thân / 5 dụng cụ nhà bếp là nơi “trú ngụ” của hàng loạt thủ phạm gây ung thư
Dụng cụ làm bằng nhựa giá rẻ kém chất lượng
Các vật dụng bằng nhựa có màu sắc bắt mắt nên được nhiều người yêu thích. Giá thành của chúng cũng không quá đắt, phù hợp với tài chính của nhiều gia đình Việt. Các chuyên gia đánh giá rằng thức ăn tiếp xúc với đồ nhựa có thể tạo ra nhiều chất độc. Người ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố từ nhựa kém chất lượng sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh gan, vô sinh, ung thư, cholesterol cao.
Thay vì vật dụng bằng nhựa bạn nên chọn vật dụng bằng gỗ, thép không gỉ hoặc thủy tinh. Khi nấu, các loại thớt gỗ có thể làm sạch và dễ lau chùi, đồng thời khó hình thành các vết cắt và rãnh nên giảm thiểu nguy cơ tích tụ chất độc gây hại.
Vật dụng nấu ăn chống dính kém chất lượng
Các loại xoong chảo chống dính mang đến sự tiện lợi trong nấu ăn nên được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, nếu sản phẩm chống dính kém chất lượng có thể sẽ chứa hóa chất teflon, trong đó bao gồm 2 trường hợp chất là PTFE và PFOA.
PTFE là một loại polymer nhựa, khi được đun nóng ở nhiệt độ cao trên 300 độ C sẽ sản sinh khói độc, gây bệnh cúm Teflon, gây hại cho cơ thể người. Bên cạnh đó, PFOA cũng là một độc tố khác, có liên quan đến việc hình thành ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng.
Nồi nhôm
Nhôm là kim loại gây độc thần kinh vì thế nếu bạn tiêu thụ thực phẩm bị thôi nhiễm từ nồi nhôm sẽ rất nguy hiểm. Thậm chí, có thể gây nhiều bệnh thần kinh trung ương, bao gồm Alzheimer và bệnh xơ cứng teo cơ một bên ALS.
Mặc dù phần lớn nồi nhôm được phủ một lớp oxit nhôm bên ngoài để bảo vệ nhưng sau thời gian dài sử dụng chúng sẽ bị bong ra. Nếu vẫn muốn chọn dụng cụ bằng nhôm thì bạn nên chọn đồ có lớp phủ của oxit nhôm đồng nhất, được mua ở nơi bán uy tín để phòng ngừa các rủi ro cho cơ thể.
Đồ nấu nướng bằng đồng
Thực phẩm có tính axit có thể khiến đồng trên dụng cụ nấu nướng bị hòa tan vào thực phẩm. Một vài dụng cụ nấu nướng bằng đồng còn được phủ bên ngoài quá nhiều niken – một nguyên tố độc hại, sẽ giải phóng ra thức ăn khi nấu ở nhiệt độ cao.
Tốt nhất bạn không nên dùng vật dụng nấu nướng bằng đồng khi nấu thức ăn mặn. I-ốt trong muối có thể phản ứng với đồng, giải phóng nhiều hạt đồng vào thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vật dụng nấu ăn bằng thép không gỉ
Các vật dụng này chỉ an toàn khi trên đồ vật không có vết trầy xước. Còn nếu đã bị trầy xước, một số kim loại nguy hiểm như sắt, niken và crom ở bên trong bề mặt dụng cụ sẽ thôi nhiễm sang đồ ăn và gây hại cho cơ thể, đặc biệt là trẻ em bị dị ứng với sắt hoặc niken.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may tài lộc ngập tràn
4 con giáp may mắn cuối tuần này (28-29/12): Gặt hái thành tựu lớn trước thềm năm mới
Người xưa có câu: “Tứ không bình thường thì gia đình sẽ gặp nạn”, là điềm báo gì?
Bắt đầu từ 28/12: 3 con giáp may mắn “thời tới cản không nổi” – cơ hội vàng để bứt phá!
5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam: Là tên gì và tại sao?
Tử vi ngày 28/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Hợi rực rỡ cơ hội thăng tiến, Sửu cần đối mặt thách thức