5 loại cây cảnh dưỡng người, càng nuôi càng phúc khí càng dài lâu
Đến thăm nhà trai, bố tôi quyết định không thách cưới nữa / Thịt gà luộc bị đỏ không phải do chưa chín: Làm cách này là xử lý được ngay
Cây kỷ tử
Quả kỷ tử là một nguyên liệu phổ biến dùng trong các bài thuốc đông y, dùng để pha trà, nấu cháo, súp. Nhiều người chưa biết rằng cây kỷ tử có thể trồng làm cảnh trong nhà.
Loại cây này có quả đỏ mọng, mang ý nghĩa may mắn, tài lộc đến với gia đình.
Ảnh minh họa.
Cây kỷ tử có khả năng thích nghi tốt, có thể ra hoa và kết trái ở vùng đất mặn – kiềm. Vì vậy, gia chủ có thể trồng cây này trong chậu hoặc trong vườn nhà để làm cảnh.
Cây kỷ tử không chỉ để ngắm mà phần quả có thể tận dụng để nấu ăn, nấu trà hoặc phơi khô để dự trữ. Kỷ tử có giá trị dinh dưỡng cao, cải thiện miễn dịch, bảo vệ gan, ngăn ngừa lão hóa.
Cây kỷ tử cần có đủ ánh sáng để phát triển. Nó có thể chịu hạn hoặc chịu úng. Gia chủ chỉ cần bón phân hỗn hợp cho cây 1-2 lần/tháng và thường xuyên cắt tỉa là cây sẽ sinh trưởng tốt.
Kim ngân hoa
Kim ngân hoa là một cây thuốc phổ biến được nhiều người biết đến. Các gia đình thời xưa thích trồng kim ngân hoa trong sân nhà. Thực tế, cây này có thể trồng trong chậu hay dưới đất đều được. Cây dễ sống, phát triển mạnh mẽ.
Cây này có giá trị làm cảnh cao và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nó có số lượng hoa lớn và thời gian nở kéo dài. Hoa nở thành chùm và có mùi thơm dễ chịu.
Hoa của cây kim ngân hoa có thể sấy khô để pha trà hoặc nấu canh. Vào mùa hè, có thể lấy cành kim ngân hoa để đun nước tắm giúp đuổi muỗi, chống rôm sảy, rất tốt cho trẻ nhỏ.
Hoa hồng
Hoa hồng có rất nhiều giống với màu sắc, hình dáng và mùi hương khác nhau. Hoa hồng vừa có giá trị làm cảnh vừa có thể sử dụng để làm trà, làm bánh, làm mứt hay thậm chí làm thuốc.
Trước đây, nhiều gia đình trồng hoa hồng bạch trong sân. Loại hoa này có thể sử dụng để trị ho cho trẻ nhỏ. Chỉ cần lấy cánh hoa hồng bạch, thêm đường phèn và hấp cách thủy rồi cho bé ăn là con ho sẽ giảm.
Các loại trà hoa hồng có tác dụng bồi bổ sức khỏe, làm trắng và làm đẹp da.
Cây phát tài phát lộc
Đúng như tên gọi, cây phát tài phát lộc tượng trưng cho sự thịnh vượng, sức khỏe và tuổi thọ. Loại cây này có thể mang đến niềm vui, sự thoải mái về tinh thần cho con người.
Trên thực tế, cây phát tài phát lọc còn có khả năng làm sạch không khí, hút bụi, mang đến lợi ích cho sức khỏe con người.
Loại cây này khá dễ trồng, có thể sống trong đất hoặc sống thủy canh. Cây càng trồng lâu càng tốt. Cây phát tài có thể đặt ở bất cứ môi trường nào, trong phòng làm việc, phòng khách hay phòng ngủ đều được.
Để cây phát triển tốt, gia chủ nên trồng cây ở nên có đủ ánh sáng, thông gió tốt. Cần bổ sung nước thường xuyên để cây ra nhiều lá và xanh tươi quanh năm.
Cây lan quân tử
Cây lan quân tử được nhiều người yêu thích và thường chọn để bày trong nhà vào dịp Tết nguyên đán. Loại cây này có lá đẹp, hoa đẹp và tượng trưng cho sự phú quý, sung túc, hạnh phúc, may mắn.
Cây lan quân tử còn có tác dụng hút khí độc, bụi bẩn trong nhà. Việc trồng lan quân tử không chỉ có tác dụng làm cảnh mà còn mang lại lợi ích sức khỏe, kích thích phong thủy.
So với các loại cây khác, lan quân tử khó chăm sóc hơn. Cần có sự kiên nhân để cây ra lá và trổ hoa.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn