5 loại rau bán đầy chợ, tưởng ngon bổ nhưng tăng nguy cơ ung thư, chị em cần chú ý
7 thực phẩm càng ăn càng nuôi khối u, có thứ là món khoái khẩu của nhiều người / 3 loại đồ uống giúp bảo vệ tử cung, cân bằng nội tiết phụ nữ nên biết
Câu nói: “Họa từ miệng mà ra”, rất đúng trong xã hội ngày nay. Chế độ ăn uống không khoa học chính là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh ung thư.Nhiều bệnh ung thư có liên quan đến dinh dưỡng như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư vòm mũi họng, ung thư vú, ung thư nội tiết…
1. Rau má
Rau má là món rau ngon, mát được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn không biết được rằng do rễ rau má bám sâu nên rau này dễ bị nhiễm kim loại nặng.
Nguy cơ bệnh tật, bao gồm cả ung thư lại đến từ phần rễ của cây rau má. Đúng là rễ rau má có thể thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, chữa các bệnh về mắt, đau họng, đau bụng, kiết lỵ, cảm sốt, bệnh gan, vàng da, viêm gan truyền nhiễm, tăng huyết áp… Nhưng nếu ăn nó sai cách thì sẽ gây phản tác dụng và gây hại cho sức khỏe con người.
Ảnh minh họa
Do rễ rau má mọc sâu dưới đất, dễ bị nhiễm kim loại nặng, chất độc hại có lẫn trong đất cũng như nhiều vi khuẩn, vi sinh vật có hại. Nếu rửa không kỹ, chế biến không đúng hay ăn sống trực tiếp thì không chỉ dễ gây ngộ độc thực phẩm mà lâu ngày còn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ngoài ra, bản thân rễ rau má cũng tồn tại 1 lượng chất độc tự thân nhất định, không thích hợp để tiêu thụ 1 số lượng lớn liên tục. Vì tính hàn nên dễ gây đau bụng, thậm chí gây sảy thai, tăng lượng đường trong máu. Uống nước rau má nhiều quá có thể bị nhức đầu, thậm chí mất ý thức thoáng qua. Dùng quá nhiều và kéo dài có thể gây biến chứng cho một số tế bào máu, tế bào gan, tế bào thận. Hoặc nếu có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư thì tốt nhất không nên dùng.
2. Măng tươi
Trong măng tươi chứa rất nhiều cyanid, đây là loại độc tố có khả năng gây ngộ độc cho con người. Cyanide là gốc axit, mà hợp chất của nó bao gồm các muối và acid, có đặc tính rất độc, liều nặng có thể gây tử vong qua đường tiêu hóa.
Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanid vào cơ thể, dưới tác dụng của những dịch vị enzyme đường tiêu hóa lập tức biến thành acid cyan andrid (HCN) – 1 chất cực độc với cơ thể. Cụ thể 1 người 50kg chỉ cần ăn phải 50mg là có thể tử vong.
Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng cyanide vẫn còn khoảng 160mg/1kg. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và lên mùi chua thì hàm lượng cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg/1kg. Vì vậy ngay cả trước khi sấy hoặc phơi khô măng, bạn cũng nên ngâm măng qua nước muối hoặc luộc kĩ măng. Đến khi sử dụng, bạn nên trần nước nóng hoặc luộc lại để bảo đảm an toàn.
3. Rau củ muối
Dưa muối chua hay các loại kim chi, rau củ lên men là loại rau đứng đầu “danh sách đen” gây ung thư được WHO công bố. Trong khi đó, người Châu Á thường thích sử dụng chúng để ăn kèm mỗi bữa cơm. Nhiều người thường ăn những món ăn này ngay cả khi nó chưa được lên men kĩ, vẫn còn vị hăng, cay. Thực tế chính cách ăn này là nguyên nhân dẫn tới ung thư cho bạn.
Bởi vì lúc này, chúng chứa hàm lượng nitrat chuyển thành nitrit. Khi ăn uống sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm thường ăn như thịt, tôm cá, và chuyển thành nitrosamin. Đây là 1 một chất có khả năng gây ung thư dạ dày rất cao. Vì vậy không nên ăn quá nhiều thực phẩm muối, lên men và tuyệt đối đừng ăn khi chúng còn xanh, chát hoặc chưa lên men kỹ.
4. Cây xoan hôi
Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc, ở Việt Nam thường gọi là cây xoan hôi. Tuy là cây dại, trước kia chủ yếu lấy gỗ nhưng lá non của hương xuân còn được dùng như 1 loại rau với rất nhiều cách chế biến độc đáo, mang lại hương vị độc đáo. Vì vậy, nó ngày càng được nhiều người yêu thích và bán với giá cao so với các loại rau thông thường.
Tuy rằng rất giàu chất dinh dưỡng, chất xơ và vitamin, lạ miệng và tốt cho sức khỏe nhưng hương xuân cũng chứa nhiều nitrat và nitrit. Như chúng ta đã biết, hai hoạt chất này đều có khả năng gây ung thư.
Vì vậy, muốn ăn hương xuân thì phải chế biến đúng cách thì mới không nguy hại cho cơ thể. Trước khi chế biến thành món ăn, buộc phải ngâm trong nước muối, sau đó luộc thêm một lần nữa.
5. Đậu ván
Các loại rau họ đậu như đậu lăng, đậu bắp, đậu ván… rất phổ biến, giá rẻ, dễ chế biến và tốt cho sức khỏe nên rất thường xuất hiện trên bàn ăn của mọi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rằng cần phải nấu chín hoàn toàn chúng mới đảm bảo sức khỏe và phòng tránh ung thư.
Trong đó, nguy cơ ngộ độc, ung thư cao nhất nằm trong đậu ván (Kidney bean). Thành phần độc tố chủ yếu trong đậu ván là hợp chất saponin và chất ức chế trypsin (trypsin inhibitor). Những chất độc này sau khi lạnh đông trong tủ lạnh thì độc tính của nó càng rõ rệt hơn, cao hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2