Nấu chín thực phẩm là thói quen tốt. Vậy nhưng, đây là những thực phẩm mà bạn không nên chế biến kĩ kẻo vô tình làm giảm chất dinh dưỡng của chúng mà chẳng hề hay biết.
Rau xanh
Nhiều gia đình có thói quen ăn rau cũng phải nấu kỹ mới ngon và ngọt. Tuy nhiên, luộc rau đến khi nhừ, hoặc nướng đến khi rau khô đét hoặc cháy xém có thể phá hủy nghiêm trọng hàm lượng dinh dưỡng có trong rau.
Khi chúng ta nấu rau quá nhừ sức nóng sẽ phá hủy các vitamin và muối khoáng trong thực phẩm. Nếu nấu rau quá kỹ, bạn sẽ có một món ăn rất nghèo dinh dưỡng, làm mất chất dinh dưỡng vốn có quả nó.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng rau có nhiều vitamin rất nhạy cảm với nhiệt. Đặc biệt là vitamin c, rất dễ bị oxy hóa, khi tiếp xúc với nhiệt. Theo tính toán, nếu thời gian đun nấu rau quá dài, lượng vitamin C có trong rau có thể mất đi tới 60%.
Cách tốt nhất để chế biến rau xanh là hấp vừa đủ. Xào qua cũng là một cách tốt để chế biến nhanh món rau. Cho vào lò vi sóng cũng tốt, nhưng nhớ đặt thời gian ngắn để bảo toàn chất dinh dưỡng cũng như độ giòn của rau. Khi nấu rau củ, mẹ có thể cho thêm vào một ít giấm, rất có lợi cho việc bảo quản các vitamin.
Ớt
Ớt là một trong những loại thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin C. Loại thực phẩm này có tác dụng rất tốt cho cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh và cải thiện hệ miễn dịch. Chính vì vậy, ớt được các chuyên gia khuyến nghị nên sử dụng tươi hay làm gia vị cho những món ăn không sử dụng nhiệt bởi nấu chín sẽ làm giảm dưỡng chất của loại thực phẩm này.
Củ cải đường
Theo nghiên cứu, khi làm chín củ cải đường bằng nhiệt độ cao thì sẽ làm mất khoảng 25% lượng folate - một dưỡng chất rất cần thiết để tạo tế bào hồng cầu.
Bạn nên sử dụng củ cải đường làm các món salad tươi để đảm bảo nguyên vẹn các hợp chất có lợi cho não bộ.
Dưa chuột
Loại thực phẩm này có chứa vitamin C, B và các chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể. Vỏ dưa cũng giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Khi nấu chín thì dưa chuột sẽ giảm đáng kể các chất dinh dưỡng nói trên.
Bạn nên ăn dưa chuột tươi thay vì nấu chín nhé. Thêm nữa, nhớ ngâm dưa với nước có pha muối trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khoai lang
Khoai lang là món ăn rất được nhiều người thích rất tốt và giàu chất dinh dưỡng, vitamin tốt cho tim như vitamins B6, C và D, cũng như magiê, sắt và beta-carotene. Nó cũng giàu chất xơ và các loại đường tự nhiên cung cấp năng lượng.
Nếu ướp mặn, nó còn trở thành món ăn nhiều muối sẽ không tốt cho trẻ nhỏ và những người bị cao huyết áp.
Các axit amin, protein và enzym tiêu hóa trong khoai lang sẽ hầu như được giữ nguyên khi chế biến bằng phương pháp luộc và hấp. Cũng cần lưu ý rằng, không nên luộc hoặc hấp khoai lang quá kỹ vì lượng chất dinh dưỡng mất đi. Bạn cũng cần nhớ rằng tuyệt đối không nên ăn khoai lang sống vì dễ bị tiêu chảy.
Nên hạn chế dùng khoai lang vào các món chiên xào vì khi đó, các enzym tiêu hóa sẽ bị phá hủy, đồng thời protein sẽ kết hợp với dầu mỡ sẽ biến thành chất rất khó tiêu hóa dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.
Theo Mộc/Khỏe & Đẹp