5 loại thực phẩm "đại kị" với tỏi cần tránh ăn cùng kẻo mang thêm bệnh vào người
Thực hư thói quen đựng thực phẩm vào túi nilon rồi nhét tủ lạnh là đang tự "đầu độc" gia đình mình? / Những loại thực phẩm không nên ăn trước 10 giờ sáng
Tránh ăn tỏi cùng với thịt gà
Theo đông y, thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam), vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống.
Tỏi kị với trứng
Ảnh minh họa
Theo Đông y, ăn trứng cùng với tỏi có thể gây khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Khi tỏi được chiên quá cháy sém cũng sẽ không tốt.
Cá trắm ăn với tỏi gây chướng bụng, khó tiêu
Cá trắm cũng là một trong những thực phẩm kỵ với tỏi, vì vậy bạn không nên dùng tỏi kết hợp với cá trắm. Mặc dù cá trắm là thực phẩm bổ dưỡng, rất ngon, thịt chắc song trong quá trình chế biến, bạn chỉ nên ướp cá trắm với thì là và gừng, mà không nên sử dụng tỏi. Vì cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi (tính nóng) vào dễ gây chướng bụng và khó tiêu.
Cá diếc
Đây là món ăn rất hấp dẫn khi kho mặn, rán giòn, nấu canh chua… Thực phẩm này có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, ích khí tiện tì, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. Nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.
Thịt chó
Trong thịt chó giàu chất đạm, nếu kết hợp với tỏi dễ dẫn đến khó tiêu, chướng bụng hoặc tả lị. Do đó, bạn ăn thịt chó với sả, gừng, riềng nhưng không nên ăn với tỏi – thực phẩm có tính cay và rất nóng.
Những lưu ý khi chế biến tỏi
Mỗi buổi sáng, các bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 nhánh (tép) tỏi nhỏ là đủ, tuyệt đối không nên ăn quá nhiều bởi nó sẽ gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nên cắt thành miếng nhỏ, để ngoài không khí từ 10 – 15 phút rồi mới ăn sẽ mang lại tác dụng tốt hơn.
Nếu bạn mắc một số vấn đề sức khỏe như viêm loét, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
Với những người đang sử dụng thuốc, chúng ta nên tránh dùng tỏi vì nó có thể gây phản ứng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, khiến việc điều trị kéo dài hơn.
Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là tốt nhất và tỏi sẽ phát huy công dụng trị bệnh hữu hiệu. Nhưng ăn tỏi cho đúng cách không phải ai cũng biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh