5 món đồ cha mẹ thông minh đừng bao giờ mua khi con dưới 1 tuổi, vừa phí tiền lại gây hại cho con
14 món đồ ăn đạt tới cảnh giới của sự hoàn hảo, nghĩ tới việc cắn một miếng thôi cũng cảm thấy tội lỗi đầy mình / 13 món đồ với thiết kế nhìn qua thì kỳ quặc nhưng lại hơi bị được việc luôn
Trẻ sơ sinh luôn cần được nâng niu và phải được chăm sóc một cách cẩn thận. Các bé chưa biết cách tự bảo vệ mình khỏi những tình huống nguy hiểm. Vì vậy mà cha mẹ cũng cần lưu ý đến cả những vật tưởng chừng như vô hại nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến trẻ như gối, chăn, thú nhồi bông,…
Gối, chăn
Người lớn có thói quen dùng gối khi ngủ. Thậm chí có người dùng gối rất cao. Chính vì vậy mà cha mẹ cho rằng trẻ sơ sinh cũng cần dùng gối giống như mình. Thực tế thì trẻ sơ sinh nên nằm ngủ trên một bề mặt phẳng, xung quanh không có chăn hoặc gối cho đến khi được 18 tháng tuổi.
Đặc biệt trong 1 năm đầu đời, thứ duy nhất có trong nôi hoặc cũi của trẻ chính là một tấm trải giường vừa vặn, đơn giản.
Nếu dùng gối, chúng có thể khiến trẻ sơ sinh ngạt thở do vô tình vì mặt xuống gối trong khi ngủ. Còn chăn thì làm các bé quá nóng, có thể dẫn đến đột tử. Nếu sợ con lạnh cha mẹ hãy mặc cho con quần áo dài tay và có độ dày phù hợp.
Tấm chắn cũi
Tấm chắn cũi là những miếng bông lót xung quanh mép cũi, thường đi kèm theo cũi khi cha mẹ mua. Công dụng của tấm chắn cũi theo như nhà sản xuất là để giữ cho em bé lỡ có va chạm vào thành cũi thì cũng không bị đau. Tuy nhiên, tấm chắn cũi lại có thể khiến trẻ bị ngạt thở hay bị đột tử trong lúc ngủ. Lý do là bởi nó làm giảm lưu lượng không khí ra ngoài trong cũi gây ra hiện tượng quá nóng.
Đồ chơi nhồi bông có lông dài
Những con thú nhồi bông có lông dài giống như gối chăn, có khả năng gây ngạt thở nếu chẳng may trẻ úp mặt vào chúng. Thêm nữa, mắt mũi của thú nhồi bông thường được gắn vào thân bằng chỉ. Các bộ phận này dễ bị rơi ra ngoài và trẻ rất có thể sẽ cho chúng vào miệng. Chưa kể màu dùng để nhuộm thú nhồi bông cũng gây độc hại nếu trẻ ngậm miệng vào.
Trong trường hợp lông của thú nhồi bông bị rụng, chúng có thể bám vào mắt, mũi, miệng của trẻ và khiến trẻ khó chịu.
Máy tạo độ ẩm không khí
Thiết bị này tuy khá hữu ích nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì lại gây ra tình trạng ẩm ướt và nấm mốc. Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên kết hợp máy tạo độ ẩm với thiết bị đo độ ẩm để theo dõi độ ẩm trong phòng trẻ. Độ ẩm tối ưu nhất tốt cho sức khỏe của trẻ em là từ 30 – 50%.
Nến thơm và chất làm mát không khí
Những sản phẩm có hương thơm như nến thơm, chất làm mát không khí đều có chứa hóa chất. Chúng có thể gây kích ứng đường hô hấp mà đôi khi người lớn cũng bị ảnh hưởng. Vậy nên hãy tránh sử dụng sản phẩm có mùi thơm trong nhà, nhất là trong phòng ngủ của trẻ sơ sinh. Phổi của trẻ còn đang phát triển, nếu tiếp xúc với các hóa chất sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bức tranh vẽ con gà của bé lớp 4 bị cô giáo cho điểm kém, phụ huynh bức xúc lên mạng hỏi
Sau ngày 20/12, xui xẻo tan biến: 3 con giáp bội thu của cải, thành công rực rỡ
'Thà lấy kỹ nữ hoàn lương còn hơn lấy một cô vợ vượt tường', 'vợ vượt tường' là gì mà người xưa căm ghét tới vậy?
Một nữ sinh viên đại học trông giống Lưu Diệc Phi, được mọi người vây quanh chụp ảnh, vẻ đẹp nhanh chóng gây sốt tại khuôn viên trường!
Tại sao tài xế già thích đổ xăng vào buổi trưa? Những người này là thông minh nhất và có thể tiết kiệm rất nhiều tiền
Chỉ cần vệ sinh 'chi tiết nhỏ' của nồi cơm điện để giảm một nửa tiền điện hàng tháng