Đời sống

5 sai lầm "chết người" cần tránh khi ăn cua đồng

Cua đồng là món ăn khá được ưa thích, đặc biệt nấu với canh. Cua có rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng để tốt cho sức khỏe cần tránh những điều sau đây.

10 thực phẩm không nên ăn khi bạn đang đói bụng / Ăn thực phẩm này giúp ngừa ung thư vú hiệu quả

Không nấu canh từ cua chết

Rất nhiều bà nội trợ thường mua cua xay sẵn ở ngoài chợ rồi về lọc rồi nấu. Tuy nhiên, cách làm này lại chứa nhiều hiểm họa không lường mà nhiều người không ngờ tới. Bởi vì khi làm cua, nhiều người bán hàng đã tiếc rẻ nên không loại bỏ những con cua chết. Trong cua chết có chứa thành phần hóa học mang tên histidine, có thể gây độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị nghiêm trọng. Cua càng chết lâu lượng histidine càng nhiều, càng dễ hơn.

cua_dong_oysv
Ảnh minh họa.

Bạn nên tự tay chọn cua đồng còn sống và chọn những con cua cái mới ngon vì cua cái chắc thịt hơn cua đực. Cua ngon là cua cái to khoảng ngón chân cái. Khi làm phải bẻ hết bụng dưới của chúng đi. Bạn không được chọn con cua cái đang đẻ và con cua quá non vì cua non nước sẽ bị hoi.

Không ăn cua sống

Ở nhiều vùng quê, người dân có thói quen ăn gỏi cua sống, nhưng thực ra điều này rất nguy hiểm vì trong thịt cua sống có chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi”.

Nang trùng loạitrùng hút máu ký sinh trong phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt. Nếu nó xâm nhập vào các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống … còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn. Một nguyên tắc cần tuyệt đối tuân thủ là phải nấu kỹ cua đồng trước khi ăn.

cach-lam-sach-cua-dong-02

Nấu lại cua và ăn đi ăn lại:

 

Bởi vì thịt cua có chứa rất nhiều chất đạm cũng như chất dinh dưỡng khác, vì vậy việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc. Ngoài ra, sau khi tiếp xúc với môi trường sẽ dễ bị các vi khuẩn có hại làm hỏng, gây ôi thiu.

Uống trà khi ăn cua

Trong trà xanh có một lượng lớn các hoạt chất có tính kiềm, đặc biệt là chất tanin, còn trong cua rất giàu vitamin. Tanin có thể kết hợp với protein trong cua gây ức chế quá trình phân giải, làm loãng men tiêu hóac Từ đó dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.

Ăn hồng khi ăn cua

Bởi như nước chè, chất tanin trong hồng sẽ khiến cho các chất dinh dưỡng khó phân hủy, kết hợp với protein tạo nên cặn, các chất rắn này lưu lại trong ruột gây lên men, thối rữa tạo hiện tượng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, hay nặng hơn đó làsỏi thận.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm