5 sai lầm khi thải độc cơ thể nhiều người mắc phải mà không hay
Sai lầm tai hại thường gặp khi chế biến các món thịt / Cảnh báo những sai lầm có thể dẫn đến 'chết người' khi ngâm rượu thuốc
Thải độc giúp cơ thể tránh được bệnh tật, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người đã hiểu sai phương pháp tiến hành và đang lạm dụng những biện pháp cực đoan hay mù quáng tin theo những thông tin không khoa học.
Điều này sẽ dẫn tới những kết quả không mong muốn cho sức khỏe của bạn: Nặng thì ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhẹ thì không có tác dụng gì.
Dưới đây là những sai lầm phổ biến khi thải độc cơ thể nhiều người mắc phải mà không hay.
Detox bằng thực phẩm chức năng
Trào lưu detox (giải độc cơ thể) từ các dòng sản phẩm thực phẩm chức năng được quảng cáo rầm rộ trên mạng, với lời quảng cáo “thần dược” cho sức khỏe giúp giải độc cơ thể, giảm cân khiến nhiều người tin và áp dụng.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, hiện nay chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh thực phẩm chức năng có thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị bệnh. Trong khi đó, tất cả các thuốc, hay thực phẩm đều có thể chuyển hóa qua gan, thận, nếu dùng không có sự kiểm soát đều có thể dẫn đến những tác hại khôn lường. Khi người bệnh sử dụng, cần phải tuân theo lời khuyên của bác sĩ, không được lạm dụng.
Thanh lọc bằng cách gây tiêu chảy là cách đối xử tàn tệ với đường tiêu hóa, vì những trận tiêu chảy như cơn lũ sẽ cuốn cả các mảng niêm mạc đường tiêu hóa và các vi khuẩn sống cộng sinh giúp tiêu hóa thức ăn ra ngoài, phải mất rất nhiều thời gian mới khôi phục được
Dùng bài thuốc truyền miệng
Thuốc Tây hay Đông y đều chứa thành phần có thể gây hại lá gan. Vì vậy, thuốc cần được nghiên cứu, bào chế đúng cách để giữ lại những hoạt chất có lợi, loại bỏ độc chất có hại. Tránh tùy tiện sử dụng các bài thuốc chưa được chứng minh khoa học, liều lượng không phù hợp. Cây thuốc hay thảo dược cần có nguồn gốc tin cậy, không phun hóa chất, không ẩm mốc… Các tạp chất và độc tố có trong lá, rễ, thân, quả có thể khiến gan nhiễm độc, xơ, viêm.
Thải độc bằng nước
Uống nước luôn được coi là một trong những phương pháp tốt giúp giải độc cơ thể bởi nước sẽ giúp gan, thận hoạt động tốt hơn và đẩy độc tố ra khỏi người bằng đường tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, cần uống đủ nước chứ không nên uống quá nhiều nước. Uống quá nhiều nước sẽ dẫn đến tình trạng trữ nước, gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí có thể gây ra rối loạn hoạt động của gan, thận; khiến chúng phải làm việc vất vả hơn và việc thải độc khó khăn hơn.
Thải độc cơ thể bằng đồ ăn lỏng
Một số người thường nhầm tưởng việc thực hiện một chế độ ăn lỏng sẽ giúp quá trình đào thải độc tố diễn ra hiệu quả hơn. Nhưng thực tế thì, không có chế độ ăn nào sẽ loại bỏ hoàn toàn được những chất độc hại có trong gan, thận hay đại tràng nếu không có sự hỗ trợ từ các yếu tố khác.
Thậm chí, việc thải độc bằng cách gây tiêu chảy còn dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho đường tiêu hóa. Kết quả là, những cơn tiêu chảy diễn ra liên tục có thể cuốn luôn cả mảng niêm mạc đường tiêu hóa và các vi khuẩn sống cộng sinh giúp tiêu hóa thức ăn ra ngoài, từ đó khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để khôi phục.
Thải độc cơ thể bằng cách nhịn ăn
Nhiều người sử dụng phương pháp nhịn ăn hoàn toàn sẽ thấy xuất hiện một số triệu chứng như: chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ và lo lắng. Nếu nhịn ăn dài ngày, có thể gây suy dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu, hạ đường huyết, mất cân bằng điện giải, suy gan, suy thận, nặng hơn nữa có thể dẫn đến các rối loạn nhịp tim, ngừng tim, hôn mê, thậm chí tử vong.
Đặc biệt, những bệnh nhân có vấn đề về huyết áp hay có bệnh tim mạch đang dùng thuốc; những người có bệnh gan, thận, đái tháo đường, dạ dày, đại tràng; phụ nữ mang thai và cho con bú; những thanh thiếu niên hoặc trẻ em đang phát triển càng không nên giảm cân bằng cách nhịn ăn… Lý do là khi nhịn ăn để giảm cân, nếu nhịn không hợp lý, dài ngày sẽ gây suy dinh dưỡng và có thể lại ăn quá nhiều khi ngừng nhịn ăn, khiến cơ thể tăng cân trở lại nhanh chóng.
Cần phải hết sức thận trọng với việc nhịn ăn để thanh lọc cơ thể, chữa bệnh vì chưa có những nghiên cứu khoa học chính thức về vấn đề này. Chúng ta cũng chưa có bằng chứng khoa học nào về việc cải thiện hay suy giảm sức khỏe từ việc nhịn ăn. Vì thế, tùy thể trạng của từng người cụ thể để điều chỉnh cách ăn uống và dung nạp dinh dưỡng một cách hợp lý, mọi người không nên áp dụng đại trà việc nhịn ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài