Cảnh báo những sai lầm có thể dẫn đến 'chết người' khi ngâm rượu thuốc
Về ra mắt, cô gái khiến nhà trai choáng khi uống rượu "1 chấp 1" với 22 chú bác trong mâm, câu chốt hạ mới "gây sốc" hơn cả / Sai lầm "chết người" khi giải rượu rất nhiều người mắc
Hiện nay, đa số các gia đình thường có thói quen dùng rượu ngâm với mong muốn điều trị bệnh tật hoặc bồi bổ sinh lực cho cơ thể. Tuy nhiên, do kiến thức hạn chế và sai lầm về cách ngâm rượu, dùng rượu đã khiến nhiều người hối hận.Cụ thể, những sai lầm khi ngâm rượu thuốc mà nhiều người mắc phải đó là:
Ngâm rượu không rõ nguồn gốc
Rượu để ngâm thuốc phải có nồng độ hơn 40 độ. Đây là nồng độ đủ để các dược liệu tiết ra hết chất. Tuyệt đối không dùng rượu không rõ nguồn gốc để ngâm thuốc.
Bên cạnh đó, rượu đã ngâm cần để nơi thoáng mát để cân bằng tính âm dương, đảm bảo cho sức khỏe và bảo quản được lâu. Rượu ngâm thuốc chỉ có giá trị chữa bệnh khi nguồn dược liệu chuẩn, đúng bài, đúng vị.
Sử dụng nguyên liệu ngâm rượu thuốc hỗn độn
Thực tế đang tồn tại là ngâm đủ thứ, có gì ngâm đấy. Tuy nhiên, không phải lúc nào rượu ngâm cũng là để uống, có những loại rượu uống vào gây nguy hiểm chết người, chẳng hạn rượu ngâm con rết nếu bôi ngoài da thì có thể dùng để trị phong thấp nhưng uống vào sẽ gây độc.
Một số loại thuốc như mã tiền có độc tính khi ngâm chỉ dùng để xoa bóp ngoài chứ không dùng để uống. Lý do nhiều người ngâm cả lá ngón - một loại lá rất độc, gây chết người là vì dễ nhầm lẫn với cây chè vằng. Trong khi đó, chè vằng chỉ dùng để uống trà, không dùng ngâm rượu. Chè vằng hoa trắng còn cây lá ngón có hoa vàng.
Sai lầm trong cách sử dụng rượu thuốc
Chúng ta thường uống rượu thuốc như rượu thường, sử dụng lượng quá nhiều mà không biết rằng, rượu thuốc mỗi lần dùng chỉ nên uống 20-50 ml, tương đương một chung nhỏ. Người dân nên uống trong bữa ăn để đỡ kích ứng dạ dày. Rượu thuốc không phải để uống say mà cần điều độ, đều đặn với một liều lượng mỗi ngày.
Theo các chuyên gia, những sai lầm trong cách ngâm và sử dụng rượu đã để lại những hậu quả khôn lường. Hàng năm, có hàng trăm thậm chí hàng nghìn trường hợp ngộ độc do rượu ngâm, nếu nhẹ có biểu hiện nôn mửa, rối loạn hành vi, một số khác nặng hơn thì bị hôn mê sâu, truỵ mạch, thậm chí tử vong.
Mặc khác, do trong máu của động vật thường bị nhiễm ký sinh trùng như: trứng giun sán rồi trong quá trình lấy máu của chúng lại không đảm bảo vệ sinh nên có thể bị nhiễm vi khuẩn, ấu trùng; lại thêm việc ngâm rượu sai cách nên khi uống rượu thì ký sinh trùng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, khi có nhu cầu sử dụng các loại rượu ngâm dược liệu, nên tìm mua dược liệu ở các cơ sở Đông dược có tư cách pháp nhân và cần có sự tư vấn của thầy thuốc y học cổ truyền.Tuyệt đối không nên tự ý sưu tầm các loại rễ cây để ngâm rượu bởi dễ chọn nhầm loại cây có độc tính và không nên lạm dụng rượu, bởi khi cơ thể tiếp nhận lượng lớn rượu sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, kể cả việc sử dụng rượu bổ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức