5 tác dụng phụ đáng sợ của trà xanh và 4 nhóm người tuyệt đối không được dùng loại đồ uống này
Tiến sĩ dược tiết lộ “thuyết ít-nhiều” giúp người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới / 3 tư thế ngủ khiến ngực lép, lưng đau ê ẩm, thậm chí tổn thương não bộ nặng nề
Gây thiếu máu
Trà xanhcó chứa chất catechin làm giảm giảm khả năng hấp thụ sắt. Thói quen uống trà xanh sau bữa ăn làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Về lâu dài có thể gây ra tình trạngthiếu máudo thiếu sắt.
Gây loãng xương
Trà xanh có thể làm cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể, làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cao không nên sử dụng quá nhiều trà xanh.Bạn chỉ nên uống 2-3 ly trà xanh mỗi ngày.
Gây khó chịu khi uống lúc bụng đói
Bạn không nên uống trà xanh khi đói vì chất tannin trong trà xanh có thể làm gia tăng lượng dịch vị, gây táo bốn, buồn nôn, ói mửa.
Ảnh minh họa
Làm thay đổi tác dụng của thuốc
Trà xanh có thể làm thay đổi tác dụng của một số thuốc điều trị.Chất caffeine trong loại đồ uống này có khả năng đẩy nhanh tốc độ làm việc của hệ thần kinh và dẫn tới chóng mặt, tăng huyết áp hay tăng nhịp tim nếu uống chung với thuốc. Bạn chỉ nên uống thuốc với nước lọc
Những rắc rối có liên quan đến caffeine
Một ly trà xanh khoảng 200mlcó chứa từ 24mg đến 45mg caffeine. Lượng caffeine trong trà xanh mặc dù ít hơn so cà phê và một số loại đồ uống khác. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều trà xanh (khoảng 4-5 ly/ngày) có thể gây ra nhiều bệnh khác nhau như lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, ợ nóng, tiêu chảy, kích ứng ruột, run tay, tiểu đường, nhịp tim bất thường.
4 nhóm người không nên uống trà xanhNgười suy nhược thần kinh và mất ngủ
Trà xanh chứa chất caffein khiến thần kinh hưng phấn. Do đó, bạn không nên dùng loại đồ uống này trước khi đi ngủ. Đặc biệt là những người bị suy nhược thần kinh,mất ngủkinh niên càng nên hạn chế uống trà xanh.
Người bị táo bón
Chất phenol trong trà xanh có tác dụng làm co niêm mạc dạ dày và đường ruột. Nó có hiệu quả tốt với những người muốn giảm cân nhưng lại gây ra bất lợi với người bị táo bón. Vì niêm mạc đường tiêu hóa bị co lại sẽ khiến bạn bị khó tiêu, làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
Phụ nữ mang thai, cho con bú
Trà xanh chứa hơn 30% axit oxalic, làm hạn chế hấp thụ sắt ở niêm mạc dạ dày. Chất này còn làm tăng nhịp tim, tăng áp lực lên tim và thận, gây ngộ độc thai kỳ, ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.
Người bị một số bệnh mãn tính liên quan đến tim mạch, gan, huyết áp, dạ dày
Những người bị bệnh tim mạch, cao huyết áp không nên uống nhiều trà xanh vì nó có thể khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng lên, thậm chí dẫn tới đột quỵ.
Trong khi đó, người bị bệnh gan cũng nên tránh xa trà xanh vì chất caffein sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa của gan, khiến bệnhtình nặng hơn.
Trà xanh cũng không phải là loại đồ uống với người bị bệnh viêm loét dạ dày.
Người bị sỏi đường tiết niệu cần hạn chế uống trà xanh vì axit oxalic trong trà có thể kết hợp với canxi trong nước tiểu và lắng đọng thành sỏi, khi đó tình trạng bệnh sẽ nặng thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài