5 thói quen ăn trái cây sai tai hại, điều số 3 ai cũng mắc phải
4 thực phẩm là “máy lọc thận”, ngừa kết sỏi "tốt hơn nghìn viên thuốc bổ" / 5 loại thực phẩm là sát thủ của tế bào ung thư mà rất nhiều người vất đi hàng ngày
Ai cũng biết rằng ăn trái cây tốt cho sức khỏe nhưng ăn trái cây sai cách làm mất đi chất dinh dưỡng của trái cây lại gây hại cho cơ thể. Dưới đây là 5 cách ăn trái cây sai hoàn toàn, bạn nên sửa đổi.
Mua trái cây bổ sẵn
Nhiều loại trái cây là nguồn cung cấp vitamin C chính cho cơ thể. Vitamin C rất dễ bị oxy hóa trong không khí, ví dụ khi gặp môi trường nhiệt độ cao và ánh nắng mặt trời.
Vì vậy, với trái cây tươi gọt vỏ hoặc cắt sẵn, hàm lượng dinh dưỡng sẽ bị giảm đi đáng kể. Điều này còn chưa kể đến việc người bổ hoa quả chưa chắc đã giữ vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến món ăn. Không những thế, người bán có thể gọt đi phần trái cây hỏng, khiến bạn mua phải loại trái cây đã hỏng.
Thích uống nước ép hơn là ăn hoa quả
Bạn không thích nhai quả nên thường uống nước ép nhưngtheo các chuyên gia, trừ những người răng yếu,tốt nhất không nên chỉ uống nước ép trái cây, ăn trực tiếp quảsẽ bổ dưỡng hơn.
Vì trong phần thịt và vỏ trái cây giàu chấtcellulose còn nước ép thì có rất ít. Cellulosecó thể kích thích hiệu quả nhu động đường tiêu hóa và thúc đẩy đại tiện, có ích cho cơ thể. Uống nước trái cây khiến cơ thể không có cơ hội được hấp thụ cellulose tự nhiên trong hoa quả.
Ăn trái cây ngay sau bữa ăn
Ăn trái cây ngay sau bữa ăn thường không giúp ích cho tiêu hóa, thậm chí đôi khi gây đầy hơi và táo bón. Các nghiên cứu cho thấy trong thành phần của trái cây chứa nhiều cacbonhydrat, đường mía, tinh bột, đường glucose… Do đó ăn trái cây ngay sau bữa ăn sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, đường ruột và tuyến tụy.
Các chất có nhiều trong trái cây như cellulose, hemicellulose, pectin… đều có khả năng hấp thụ nước mạnh. Sau khi xuống dạ dày, hấp thụ nước, trái cây trong dạ dày sẽ nở bung và tạo cảm giác no, đầy hơi, ảnh hưởng không tốt tới chức năng tiêu hóa. Cơ thể có quá nhiều cellulose cũng ảnh hưởng tới sự hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin, rất không tốt với những người bị tiểu đường.
Bạn nên ăn trái cây sau bữa ăn hai giờ hoặc trước bữa ăn một giờ.
Để trái cây quá lâu trong tủ lạnh
Hoa quả để đông lạnh quá lâu trong tủ dễ sinh ra nitrit. Tiêu thụ quá nhiều nitrit có thể gây đau đầu, nôn mửa và các triệu chứng khác. Không chỉ vậy, một số hoa quả khi cho vào tủ, ở nhiệt độ không thích hợp dễ mất đi hương vị cũng như chất dinh dưỡng cần thiết.
Ví dụ quả dưa hấu nếu đã bổ ra, cất vào tủ lạnh sẽ khiến quả rất dễ ủng, mất đi một số chất chống oxy hóa như lycopene và beta-carotene. Hoặc quả táo sẽ thải ra khi ethylene, loại khí này sẽ đẩy nhanh quá trình chín của các loại hoa quả khác, khiến đồ trong tủ dễ hỏng.
Không súc miệng sau khi ăn trái cây
Một số loại trái cây có chứa nhiều đường lên men, có tính ăn mòn cao đối với răng. Do đó, sau khi ăn hoa quả, nếu bạn không súc miệng, cặn trái cây trong miệng rất dễ gây sâu răng.
Sau khi ăn hoa quả, nên súc miệng hoặc đánh răng kỹ lưỡng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 8/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mùi gặp nhiều thách thức, công việc bị cản trở bởi tiểu nhân
Gặp mẹ chồng tương lai, tôi bàng hoàng nhận ra: "Bác sĩ từng khám thai cho mình!"
Choáng váng trước cảnh em chồng sau bốn tháng sinh con: Người gầy gò, mắt quầng thâm, tưởng chừng chẳng còn sức sống
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Nam hay nữ có 4 dấu hiệu này trong lòng bàn tay chứng tỏ có số phú quý giàu sang
Mua chậu dâu tây làm cảnh, nửa đêm tôi bị bố mẹ chồng đập cửa tra khảo vì em chồng đau bụng quằn quại