Đời sống

5 thói quen khi ngủ dễ khiến đường huyết tăng vọt, hội "cú đêm" hãy tỉnh táo mà bỏ sớm

Dù bạn có cố gắng kiểm soát chế độ ăn uống tốt đến đâu mà không quản lý được chất lượng giấc ngủ của mình thì cũng khó lòng mà hạ được đường huyết.

Thói quen sai lầm của cha mẹ khiến răng con mủn nát, nhấp nhô, vàng khè / Thói quen tai hại khiến thai nhi còi cọc mỗi ngày, tẩm bổ bao nhiêu cũng vô ích

1. Thức quá khuya

Bình thường vào ban đêm, lượng cortisol và lượng đường trong máu tiết ra thấp nhất trước khi cơ thể bước vào trạng thái nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn thức khuya, cơ thể không được nghỉ ngơi khi đến giờ ngủ, đồng nghĩa với việc bạn phải sử dụng thêm calo và năng lượng để chống chọi với việc thức khuya, nên cortisol sẽ lại được tiết ra, từ đó lại làm tăng lượng đường trong máu.

Giải pháp:

Cố gắng đi ngủ trước 11 giờ tối, tốt nhất là trạng thái ngủ sâu.

Nếu ban đầu bạn khó đi vào giấc ngủ, hãy để bản thân nằm yên trên giường, nhắm mắt, không xem điện thoại hay làm gì khác, chỉ cần thả lỏng cơ thể bạn. Hãy điều chỉnh đồng hồ sinh học của bạn từ từ để bạn có thể đi vào giấc ngủ sớm hơn.

2. Ngủ quá ít

Theo số liệu của Quỹ Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, nếu bạn ở trong trạng thái "ngủ không đủ giấc", cortisol sẽ tiết ra nhiều hơn và insulin cũng sẽ tiết ra ít hơn.

Và tác động này đặc biệt rõ ràng ở những người chỉ ngủ 4-6 giờ mỗi đêm, hoặc những người thường không có "giấc ngủ sâu". Giấc ngủ sẽ sửa chữa độ nhạy insulin và đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Điều đó có nghĩa là thiếu ngủ sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng hơn, vì vậy nó không chỉ làm tăng cảm giác thèm ăn mà còn khiến người ta thèm ăn đường và carbohydrate, kết quả dẫn đến tăng lượng đường huyết.

Giải pháp:

Nếu tình trạng ngủ quá ít diễn ra trong thời gian ngắn và chỉ kéo dài trong vài ngày, thì sau khi tình trạng ngủ quá ít chấm dứt, chỉ cần ngủ từ 9 đến 10 tiếng trong 2 đêm là có thể tái sửa chữa độ nhạy của insulin.

3. Dùng điện thoại

ngudem
Ảnh minh họa.

Các thiết bị điện tử như điện thoại và laptop phát ra ánh sáng không tốt cho mắt và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Bạn sẽ quên mất giờ giấc nếu cứ mải mê nghịch điện thoại, lướt Facebook, đọc sách…

Giải pháp:

Vì thế, hãy tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và thay vào đó lập kế hoạch cho ngày mai, viết vào một quyển sổ tay nhỏ và tắt đèn đi ngủ nhé!

4. Bật đèn khi ngủ

Vào năm 2018, một nghiên cứu của Kathryn LG Russart, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Bang Ohio, Mỹ đã phát hiện ra rằng đồng hồ sinh học của chúng ta về cơ bản dựa trên "ánh sáng mặt trời", vì vậy ánh sáng ban đêm có thể gây ra các vấn đề với đồng hồ sinh học. Vì vậy, bật đèn khi ngủ không những khiến chúng ta khó ngủ mà còn cản trở chức năng trao đổi chất của cơ thể

 

"Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng ánh sáng vào ban đêm có thể làm tăng cân, nhưng thực tế lượng calo nạp vào không hề tăng. Chức năng trao đổi chất bị rối loạn. Việc tiết ra leptin thậm chí sẽ bị giảm và não không thể tự cảm nhận được nữa. Điều này khiến nhiều người vô tình ăn quá nhiều mà không biết, kết quả có thể làm tăng đường huyết", Russart nói.

Giải pháp:

2-3 giờ trước khi đi ngủ hãy giảm tiếp xúc với ánh sáng, bao gồm TV, điện thoại di động, máy tính...

Khi ngủ, tốt nhất nên bịt mắt và kéo rèm lên để tránh ánh sáng bên ngoài ảnh hưởng tới giấc ngủ.

5. Suy nghĩ quá nhiều

 

Khi bạn suy nghĩ quá nhiều, những biến động cảm xúc thường không tốt cho giấc ngủ. Nếu bạn tranh luận gay gắt với ai đó trên mạng trước khi đi ngủ, bạn sẽ ức chế và không thể ngủ được.

Giải pháp: Bạn cần phải giữ cho tâm trí mình bình tĩnh và thư giãn trước khi đi ngủ. Tốt nhất là bạn nên cố gắng hạn chế làm những điều gây xáo trộn cảm xúc ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm