5 thói quen tập thể dục vào mùa hè rất dễ gây đột tử, người Việt sau tuổi 40 hay mắc
9 cách làm nước chấm hải sản ngon, dễ làm cả nhà ai cũng thích / Ăn mãi bò xào, bò kho cũng chán, cuối tuần đổi gió làm món này đảm bảo cả nhà xuýt xoa khen ngon mãi không thôi!
Vài ngày gần đây, thông đến việc VĐV Trần Công Đại Phúc (SN 1977) đột tử trong quá trình tham gia giải chạy Marathon Quy Nhơn 2022 ngày 12/6/2022 cự ly 21km khiến nhiều người không khỏi xót xa. Đây cũng là câu chuyện nhắc nhở mọi người phải thận trọng hơn trong việc vận động thể thao, tập thể dục.
Nhất là trong thời tiết mùa hè nóng bức, nhiều người có thói quen vận động quá sức để ra mồ hôi, hoặc đi tập trong thời tiết quá nóng, rất dễ tạo ra chấn thương, thậm chí gây đột tử. Đặc biệt người sau 40 tuổi - đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao càng phải cẩn trọng.
5 thói quen tập thể dục vào mùa hè rất dễ gây đột tử:Tập thể dục tuy là việc làm tốt cho sức khỏe, nhưng nếu bạn vận động mạnh khi thể lực không cho phép thì hoàn toàn có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Theo PGS. TS. BS Võ Tường Kha (Giám đốc BV Thể thao Việt Nam), có khoảng 80% các trường hợp đột tử khi chơi thể thao là người có bệnh lý tim mạch từ trước. Nhiều người mắc bệnh nhưng không phát hiện ra, hoặc biết bệnh nhưng chủ quan, điều đó dẫn đến chấn thương, hoặc gây ra các bệnh lý cấp tính về tim mạch, hô hấp. Thậm chí, gây nên tình trạng nhồi máu cơ tim, ngừng tim...
PGS Kha khuyến cáo, trước khi tập luyện hay chơi thể thao, mọi người cần được tư vấn, khám sàng lọc xem có bệnh lý gì tiềm ẩn hay không, ví dụ như bệnh tim, bệnh phổi, xương khớp. Nếu có, người bệnh cần tập luyện theo sự tư vấn của các bác sĩ để tránh được tai biến. Không những vậy, ngay trước mỗi buổi tập cũng nên đánh giá tình trạng sức khỏe của mình có đang ổn định hay không. Trong quá trình tập, nếu cảm thấy bản thân tức ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt... thì cần kêu gọi sự giúp đỡ ngay.
2. Tập thể dục khi thời tiết quá nóng
Mùa hè là thời điểm nhiều người muốn giảm cân, giảm mỡ để đi du lịch và hội họp. Vì thế tinh thần vận động cũng được nâng cao hơn bao giờ hết. Nhưng PGS Kha cảnh báo, không nên tập trong thời tiết quá nóng vì có thể gây cảm nóng, cảm nắng, tích nhiệt dẫn đến sốc nhiệt…
Vào ngày nóng, chúng ta nên chọn khung giờ mát đó là cuối giờ chiều. Đồng thời, nên mang theo nước uống để bù nước trong suốt quá trình tập.
Để tránh cái nóng, người cao tuổi thường dậy sớm từ 4h sáng để tập thể dục nhưng điều đó là không nên. Tập thể dục vào sáng sớm dễ gây trúng gió, cảm lạnh.
Hơn nữa, nhiều người còn có thói quen tập luyện khi bụng đói, điều này sẽ làm cơ thể bị hạ đường huyết trầm trọng. Nếu người tập mắc các bệnh mãn tính, nhịn ăn khi tập thể dục sẽ làm gia tăng bệnh tim mạch lẫn nhồi máu não. Tốt nhất bạn hãy lựa chọn đi bộ vào cuối giờ chiều. Trước khi đi bộ nên ăn lót dạ bằng một chút trái cây hay 1 vài miếng khoai lang.
4. Tập thể dục quá sức
Tập thể dục chỉ là hình thức vận động nhẹ để cơ thể thoải mái, dẻo dai. Thế nhưng nhiều người thường làm những bài tập với cường độ cao và bắt ép cơ thể phải hoạt động mạnh. Tuy nhiên, tập quá độ chỉ gây thêm căng thẳng cho cơ thể và làm bạn mệt hơn trong ngày chứ không khỏe thêm chút nào.
Nếu sau khi tập mà bạn cảm thấy thoải mái, tỉnh táo thì cách tập đó phù hợp với bạn. Nhưng nếu chất lượng giấc ngủ giảm, cơ thể yếu, tay chân run rẩy, không thèm ăn... thì đây là hậu quả của việc tập thể dục quá mức. Bạn cần phải điều chỉnh bài tập lại cho nhẹ bớt để giảm tải áp lực lên cơ thể.
5. Tắm ngay sau khi tập thể dụcVừa tập thể dục về, cơ thể đang vô cùng nóng bức và không sạch sẽ, nhiều người sẽ muốn tắm ngay. Tuy nhiên đi tắm lúc cơ thể đang toát mồ hôi, lỗ chân lông mở rộng, thiếu nước, tim đập nhanh hơn bình thường... có thể dẫn đến tình trạng viêm phế quản, viêm phổi và thậm chí đột tử do vỡ mạch máu. Tốt nhất nên nghỉ ngơi khoảng 15 – 30 phút sau khi tập thể dục, cho cơ thể điều hòa lại rồi hẵng đi tắm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo