Đời sống

5 thực phẩm ‘thần thánh’ giúp ngừa ốm nghén cho bà bầu

Dinh dưỡng bà bầu trong thời kỳ ốm nghén vô cùng quan trọng bởi ốm nghén không chỉ gây ra khó chịu mệt mỏi mà còn khiến cơ thể không nạp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Thực đơn cơm tối 3 món chưa tới 60.000 đồng mà vẫn thơm ngon, đủ dinh dưỡng / Nấm vừa ngon vừa bổ nhưng nấu kiểu này khác nào hút hết dinh dưỡng lại mất hết vị ngon

Nghén là triệu chứng hầu hết chị em đều gặp khi mang thai. Các bà bầu sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, có người nôn nặng đến mức không dám ăn uống gì, hiện tượng này thường xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy và sau mỗi bữa ăn.

Thông thường ốm nghén chỉ xảy ra trong 12 tuần đầu mang thai, tuy nhiên cũng có chị em phải gánh chứng bệnh này trong suốt 9 tháng 10 ngày. Mức độ của ốm nghén với mỗi bà bầu cũng khác nhau.

Ốm nghén không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu mà còn khiến cơ thể không nạp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Vậy cần làm gì để ngừa ốm nghén? Thực tế, bà bầu có thể hạn chế chứng nôn ói, buồn nôn, ốm nghén bằng những thực phẩm thông dụng sau:

Nước mía

Dinh dưỡng bà bầu: 5 thực phẩm chữa ốm nghén hiệu quả
Nước mía giúp giảm triệu chứng ốm nghén. Ảnh minh họa

Mía tím 300g, gừng tươi 5g. Mía tím nướng cho nóng, bỏ vỏ ép lấy nước. Gừng giã nhỏ cho vào nước mía quấy đều, chắt lấy nước bỏ bã chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 30 phút. Cần uống liền 3 - 5 ngày.

Gừng

Gừng là gia vị có nguồn gốc thực vật nổi tiếng trong điều trị cảm lạnh thông thường, các triệu chứng giống như cúm, nhức đầu, đau trong chu kỳ kinh nguyệt và buồn nôn. Theo Trung tâm y tế Đại học Maryland, 1g gừng tiêu thụ hàng ngày (tối đa 4 ngày liên tiếp) có thể giúp giảm buồn nôn và nôn mửa liên quan đến thai kỳ.

Dinh dưỡng bà bầu: 5 thực phẩm chữa ốm nghén hiệu quả
Gừng có thể giúp giảm buồn nôn và nôn mửa liên quan đến thai kỳ. Ảnh minh họa

Thực phẩm và đồ uống có chứa gừng, như kẹo gừng, bánh quy gừng, bánh mỳ gừng, các loại thực phẩm ướp với gừng vị nhẹ hơn có thể giúp chị em giảm ốm nghén trong thời gian dài hơn. Trong trường hợp hiếm, dùng quá mức củ gừng nguyên chất hay chiết xuất đã được chứng minh là gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như chứng ợ nóng, tiêu chảy hoặc khó tiêu, ảnh hưởng đến thành mạch máu.

Cam, quýt, bưởi

 

Cam, quýt, bưởi không chỉ giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu, mà ngay cả vỏ cam, quýt, bưởi cũng có tác dụng chống nôn khá tốt. Cách chống nghén tốt nhất cho bà bầu là hãm vỏ quýt, cam với nước sôi uống hàng ngày. Nếu không, bà bầu có thể ngửi mùi từ vỏ cam cũng có thể khiến các mẹ bầu không còn cảm giác bị ốm nghén trong những ngày đầu mang thai này nữa.

Cháo ý dĩ

Ý dĩ 15g, gạo 100g, gừng 100g, đường đỏ 20g. Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng giã nhỏ cho vào nồi thêm nước đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ đến khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn nóng. Cần ăn liền 3 ngày để thấy được tác dụng rõ nhất.

Canh sấu

Canh sấu cũng là một trong những món ăn giúp giảm triệu chứng ốm nghé của bà bầu. Cách làm như sau: Sấu 5 quả, sườn lợn 200g, bí xanh 100g, bột gia vị vừa đủ. Sấu cạo vỏ rửa sạch, sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị xào chín, cùng cho vào nồi thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ. Bí xanh bỏ vỏ rửa sạch, thái miếng. Khi sườn đã nhừ cho bí xanh vào đun sôi lại là được. Trước khi ăn dầm nát sấu, ăn ngày hai lần lúc đói hoặc ăn với cơm. Món này cũng cần ăn liền 3 ngày.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm