Chuyên gia dinh dưỡng chỉ cách ăn cơm trắng tốt cho sức khỏe, không sợ tăng cân
Mẹo làm sữa ngô ngon ngọt, sánh mịn, thức uống dinh dưỡng cho gia đình / Thực đơn cơm tối 3 món chưa tới 60.000 đồng mà vẫn thơm ngon, đủ dinh dưỡng
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm - trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, không phải cứ ăn cơm là tăng cân mà điều này đến từ việc cơ thể ít vận động nhưng khả năng tiêu hóa lại tốt.
PGS. Thịnh phân tích, khẩu phần ăn hàng ngày của một người gồm 12-15% chất đạm, 25% chất béo còn lại là đường bột. Từ đó có thể hiểu chất đường bột là năng lượng chính trong mỗi bữa ăn.
Nhiều người không rõ chất đường bột là gì. Thực ra, chất đường bột không chỉ có trong cơm mà có ở nhiều thực phẩm khác như trái cây, bánh kẹo... Đường bột không phải chất béo nhưng lại dễ hấp thụ, khi ăn quá nhiều, đường bột sẽ chuyển hóa thành mỡ và gây ra thừa cân, béo phì. Nhiều người giảm cân nhưng lại ăn vặt, đặc biệt là ăn các loại trái cây nhiều đường như xoài, thanh long... thì vẫn sẽ tăng cân.
Thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cũng chia sẽ quan điểm tương tự: "Nhiều người cứ nhịn cơm rồi nạp vào cơ thể các loại đường cao năng lượng là sai lầm. Họ tăng cân rồi lại đổ cho cơm. Trước đây, cơm chiếm khẩu phần chính trong bữa ăn, nhưng hiện nay, người dân không ăn quá nhiều cơm, mà thực chất họ nạp rất nhiều đường bột từ các nguồn khác".
Bác sĩ Tường Vi khẳng định việc nhìn cơm để giảm cân là sai lầm bởi chất đường bột có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và oxy cho não. Thiếu đường bột, bạn sẽ bị buồn ngủ, ngủ gật, thiếu sức sống vì không có oxy cho não, nhất là vào buổi sáng.
Làm thế nào để ăn cơm mà vẫn giảm cân
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo chị em phụ nữ muốn tránh tăng cân thì cần hạn chế tất cả các chất bột đường chứ không chỉ giảm mỗi cơm. Việc ăn rau thay thế cơm là không đúng vì rau không cung cấp năng lượng mà chỉ cung cấp chất xơ, chất khoáng. Việc ăn thịt thay cho cơm cũng không tốt vì thịt gây khó tiêu, tăng nguy cơ bị bệnh gout, viêm khớp...
Bác sĩ Tường vi khuyên những người muốn giảm cân nên thay thế cơm trắng bằng ngô, khoai, sắn. Những thực phẩm có năng lượng thấp hơn nhưng khi ăn vào sẽ chiếm phần lớn diện tích dạ dày và tạo cảm giác no.
Ngoài ra, bạn có thể uống nước hoặc uống nước canh trước khi ăn. Khi đang đói, uống nước sẽ hòa loãng dịch vị dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn. Bạn chỉ nên ăn giảm ăn cơm, tinh bột chứ không được bỏ hoàn toàn. Việc cắt giảm hoàn toàn tinh bột ra khỏi chế độ ăn uống sẽ gây ra hiện tượng rối loạn chuyển hóa.
Một số các ăn cơm khác giúp khống chế trọng lượng, giảm cân mà không phải nhịn ăn
Bạn nên sử dụng gạo xay xát thô để điều chỉnh lượng đường hấp thụ khi ăn cơm. Khi náu cơm, có thể thêm một nắm gạo nâu (gạo lứt, gạo xay thô) để nấu cùng với gạo trắng. Gạo lứt vẫn còn giữ lớp vỏ hạt, lớp aleurone và phôi của gạo, chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ. Những chất này đều có tác dụng trong việc hạn chế tăng cân.
Có thể thêm cả gạo đen, gạo tím trong bữa ăn để bổ sung các chất dinh dưỡng mà gạo trắng không có.
Thêm ngũ cốc thô, các loại đậu nấu cùng gạo trắng giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt, chất xơ, tạo cảm giác no lâu, tiêu hóa chậm và hạn chế ăn vặt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bắt đầu lập đông, từ ngày 7/11, các con giáp sẽ gặp nhiều may mắn, vận may thăng hoa, Niết bàn sẽ tái sinh!
4 con giáp được thần tài chiếu cố, tài lộc rực rỡ trong mùa đông
Tử vi 12 con giáp ngày 7/11/2024: Tuổi Tỵ bứt phá, tuổi Sửu tài lộc thăng hoa
Loài cá nước ngọt của Việt Nam từng bị chê ít người ăn được, nay bán tới 500.000 đồng/kg
Cuộc sống “trong mơ” hay địa ngục lặng lẽ? Mỗi tháng nhận 50 triệu từ chồng để ở nhà ăn chơi, tôi chỉ biết khóc trong nghẹn ngào
Bàng hoàng phát hiện bí mật trong tủ chén, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu thay đổi đầy bất ngờ!