Đời sống

5 thực phẩm tưởng bổ hóa ra lại là "thủ phạm" khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, cha mẹ nên chú ý

Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên rất khó để hấp thụ hết các chất dinh dưỡng có trong những loại thực phẩm này.

4 cách khắc phục tình trạng lỗ chân lông to, giúp da sáng mịn, tự tin đón Tết / Đêm tân hôn mẹ chồng nói một câu làm tôi bàng hoàng

Cua

Hải sản là thực phẩm giàu đạm và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như omega-3, vitamin, canxi và các khoáng chất. Vì vậy, cha mẹ thường thêm hải sản vào khẩu phần ăn của trẻ.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý rằng cơ thể của bé còn rất non nớt. Nếu cho bé ăn nhiều cua sẽ không có lợi cho sức khỏe. Cua chứa nhiêu đạm và cholesterol khiến dạ dày, lá lách mỏng manh của trẻ gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, một số trẻ bị dị ứng hải sảncó thể gặp tình trạng phản ứng nghiêm trọng.

thuc-pham-gay-kho-tieu-cho-tre-nho-01
Ảnh minh họa.

Các loại đậu

Đậu chứa hai lọa đường phức tạp là stachyose và raffinos. Hai loại đường này khi qua ruột già sẽ bị vi khuẩn “ăn” và tạo ra khí. Ngoài ra, đậu có hàm lượng đạm cao, khó tiêu hóa và hấp thụ đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Nước hầm xương

Nhiều bà mẹ có thói quen cho dùng nước hầm xương để nấu bột, nấu cháo cho con và tin rằng nước xương chứa nhiều canxi, tốt cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Vị ngọt của nước xương cũng giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng không đồng tình với quan điểm này.

Tủy xương có chứa nhiều chất béo động vật, rất khó tiêu. Trong khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện nên không thể tiêu thụ hết lượng chất béo nào. Mẹ cho trẻ ăn quá nhiều nước hầm xương có thể gây ra tình trạng tiêu chảy hoặc đi ngoài phân sống.

 

thuc-pham-gay-kho-tieu-cho-tre-nho-02

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa tươi thường chứa nhiều đường lactose. Đây là một loại đường cơ thể khó dung nạp. Vì thể, một vài trẻ gặp vấn đề đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài khi uống sữa tươi hoặc ăn các thực phẩm làm từ sữa nhưu pho mai, sữa chua, kem, bơ. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ không sản xuất đủ enzyme để hấp thụ lượng đường lactose này. Do đó, mẹ không nên lạm dụng sữa trong chế độ ăn của trẻ.

Chocolate

Chocolate chứa hàm lượng chất béo cao nhưng lại ít chất xơ. Vì vậy, trẻ ăn nhiều chocolate có thể gặp tình trạng khó tiêu. Chocolate đi vào dạ dày còn làm tăng sinh khí và gây ra đau bụng.

Mẹ chỉ nên cho trẻ trên 3 tuổi ăn chocolate. Khi đó, hệ tiêu hóa của bé đã gần như hoàn thiện và có thể hấp thụ được các thành phần dinh dưỡng trong chocolate. Mẹ cũng không nên cho con ăn quá nhiều loại thực phẩm này, tối da chỉ ăn 1 thanh chocolate/ngày.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm