Đời sống

5 vị trí chứa nhiều vi khuẩn nhất trong bệnh viện, tuyết đối không chạm tay vào để tránh nhiễm bệnh

Bệnh viện là nơi tập trung đông người, nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh rất cao nên khi đến khu vực này, người dân cần có những lưu ý đặc biệt.

4 sai lầm nghiêm trọng khi dùng màng bọc thực phẩm gây hại cho sức khỏe / Dùng rau ngổ (ngò ôm) theo cách này, bao nhiêu sỏi thận, sỏi mật đều bị 'tống' ra ngoài mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe

Nút bấm thang máy

Nút bấm thang máy ở bất cứ khu vực nào cũng đều là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn bởi nó được sử dụng bởi hàng trăm lượt khách mỗi ngày. Đặc biệt, trong bệnh viện nơi luôn tiềm ẩn các loại vi khuẩn, virus nguy hiểm nên người sử dụng càng cần để ý.

Vi khuẩn gây bệnh có thể từ tay nhân viên bệnh viện, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân lây nhiễm sang các nút bấm thang máy trong quá trình sử dụng.

Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí Antimicrobial Resistance & Infection Control, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 48 nút bấm thang máy khác nhau và 1/3 số đó có khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh MRSA.

Ngoài ra, nút bấm thang máy còn chức vi khuẩn E.coli gây tiêu chảy, Acinetobacter gây viêm phổi, viêm màng não,

Cách phòng ngừa tốt nhất là không chạm tay trực tiếp vào nút bấm thang máy mà sử dụng khăn giấy để bấm nút, sau khi chạm tay vào thang máy nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn.

3-vi-tri-chua-nhieu-vi-khuan-trong-benh-vien-01
Ảnh minh họa

Tay nắm cửa

Tương tự như nút bấm thang máy, tay nắm cửa là vật được nhiều người chạm vào nên có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Vi khuẩn có thể tồn tại rất lâu trên bề mặt này nếu không được vệ sinh thường xuyên.

Các nghiên cứu cho thấy có đến 30% tay nắm cửa chứa khuẩn tụ cầu kháng kháng sinh MRSA.

Chuyên gia khuyến cáo, bạn nên rửa sạch tay trước và sau khi đến bệnh viện, không dưa tay chạm lên mắt mũi miệng.

Tay vịn trên giường bệnh

 

Tay vịn giường bệnh là nơi thường xuyên được chạm vào và trở thành nơi chứa nhiều vi khuẩn. Các mầm bệnh có thể sống nhiều tuần trên bề mặt théo không gỉ và bề mặt cứng khác của giường bệnh.

MRSA có thể sống trên đó đến một năm, trong khi những vi khuẩn như Clostridium difficile gây tiêu chảy có thể sống đến vài tháng.

Vì vậy, hãy hạn chế chạm vào tay vịn giường bệnh, sử dụng nước khử trùng để lau vị trị này hằng ngày.

Tay vịn ghế dành cho người khám bệnh

Tương tự như các vật dụng trên, băng ghế dành cho người khám bệnh hoặc người nhà bệnh nhân có thể chứa nhiều vi khuẩn và không thể làm sạch triệt để hàng ngày.

 

Trên tay vịn ghế có thể chứa vi khuẩn Enterococci kháng kháng sinh. Chúng có thể khiến vết nhiễm trùng khó lành hoặc gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Phòng vệ sinh

Phòng vệ sinh dù ở nhà hay ở nơi công cộng cũng là nơi vi khuẩn dễ sinh sôi trú ngụ nhất. Do đó, sau khi sử dụng phòng vệ sinh hãy đảm bảo rửa tay bằng xà phòng và nước sạch để đảm bảo mầm bệnh không có cơ hội lây từ người này sang người khác.

Khi từ bệnh viện về nhà cần rửa tay, thay quần áo để loại bỏ nguồn vi khuẩn, giảm nguy cơ lây bệnh cho những người xung quanh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm