Đời sống

6 cách "giải nhiệt cơ thể" sai lầm cần bỏ ngay khi đi ngoài trời nắng về

Uống nước đá hay tắm ngay khi vừa đi nắng về, bật điều hoà để nhiệt độ quá thấp,... là một vài quan niệm giải nhiệt cơ thể sai lầm cần bỏ ngay.

Uống nước ép dứa mỗi ngày rẻ bèo nhưng cực tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh / Tác hại của hút thuốc lá tới sức khỏe sinh sản

Nhu cầu làm mát cơ thể trong ngày nắng nóng, đặc biệt là khi vừa đi nắng về hay với những người có thời gian hoạt động ngoài trời lâu là rất cần thiết. Tuy nhiên nhiều người lại có quan niệm sai lầm trong cách giải nhiệt cơ thể khiến sức khoẻ bị ảnh hưởng như sốc nhiệt, viêm họng, sổ mũi, các bệnh về đường hô hấp,...
Dưới đây là 6 hiểu sai về giải nhiệt cơ thể mà bạn cần tránh để có một mùa hè khoẻ mạnh:

1. Uống nước đá

Rất nhiều người có thói quen uống nước đá lạnh hoặc nước để lạnh ngay sau khi đi ngoài nắng hay sau khi bị đổ mồ hôi nhiều để giải nhiệt. Tuy bạn có cảm giác "mát họng, mát ruột" nhưng chỉ là giải nhiệt tức thời, sau đó cơ thể bạn sẽ bị mất nhiệt đột ngột dẫn tới viêm họng, bị cảm lạnh, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

6 cách "giải nhiệt cơ thể" sai lầm cần bỏ ngay khi đi ngoài trời nắng về - Ảnh 2.

Uống nước đá lạnh là thói quen không tốt cho cổ họng. Ảnh: Internet.

Bên cạnh đó việc uống nước đá lạnh còn khiến bạn tăng nguy cơ bị co thắt dạ dày ruột gây ra đau bụng, khó chịu.

2. Uống nhiều nước cùng một lúc

Bù nước cho cơ thể vào mùa hè là một điều quan trọng tuy nhiên nếu bạn có ý định giải nhiệt cơ thể bằng việc uống thật nhiều nước cùng một lúc thì lại là một sai lầm hoàn toàn nghiêm trọng.

Cơ thể con người cần từ 1.5 - 2 lít nước/ngày tuỳ vào mức độ hoạt động và cần uống đều đặn chứ không phải chỉ uống khi thấy khát. Việc uống nhiều nước cùng một lúc khiến dạ dày bị áp lực và rối loạn nhu động ruột, nặng hơn là bị rối loạn tiêu hoá.

Một số biểu hiện của cơ thể khi bị mất nước: khô họng, khô cổ, môi nhợt nhạt, người uể oải.

3. Để nhiệt độ điều hoà quá thấp

Cũng như việc bật quạt mát thì bật điều hoà là một giải pháp giải nhiệt cơ thể, làm mát hiệu quả trong những ngày nóng nực của mùa hè. Tuy nhiên việc để nhiệt độ điều hoà chênh lệch quá lớn với nhiệt độ thực ngoài trời có thể làm tăng nguy cơ bị sốc nhiệt khi di chuyển đột ngột từ phòng bật điều hoà ra ngoài hoặc ngược lại.

 

6 cách "giải nhiệt cơ thể" sai lầm cần bỏ ngay khi đi ngoài trời nắng về - Ảnh 3.

Nhiệt độ điều hoà quá thấp có thể gây ra sốc nhiệt. Ảnh: Internet.

Nguyên nhân được giải thích là do thân nhiệt bị thay đổi đột ngột, các lỗ chân lông bị co lại khiến mồ hôi không thoát ra được nên ngấm ngược lại gây cảm lạnh, sốc nhiệt hay các bệnh về đường hô hấp, thậm chí là đột quỵ.

Vì thế mà các bác sĩ khuyên rằng khi vừa mới ở ngoài trời nắng về bạn không nên ngay lập tức vào phòng điều hoà ngồi luôn mà cần đứng ở ngoài cửa một lúc để cơ thể thích nghi dần dần rồi mới vào.

4. Bật quạt và hướng thẳng vào mặt

Để quạt tốc thẳng vào người có thể khiến bạn cảm thấy mát hơn nhưng lại là cách giải nhiệt cơ thể sai lầm. Hành động này khiến mồ hôi của bạn bị bốc hơi nhanh hơn và nhiệt độ cơ thể lại chưa thể hạ xuống ngay - ngược lại với nhiệt độ bên ngoài gây ra sự mất cân bằng. Từ đó khiến bạn dễ bị đau nhức đầu hay chóng mặt và các bệnh liên quan tới đường hô hấp.

5. Tắm ngay khi đi nắng về

Thói quen tắm ngay khi đi nắng về có thể gây ra đột quỵ do nhiệt độ cơ thể đang ở ngưỡng cao mà gặp nước lạnh sẽ khiến thân nhiệt bị giảm đột ngột. Những người nghĩ rằng tắm nước lạnh khi đi trời nắng về sẽ giải nhiệt cơ thể nhanh chóng thì nên bỏ thói quen này ngay nhé!

 

6 cách "giải nhiệt cơ thể" sai lầm cần bỏ ngay khi đi ngoài trời nắng về - Ảnh 4.

Tắm nước lạnh khi đi nắng về là cách giải nhiệt nguy hiểm cho sức khoẻ. Ảnh: Internet.

6. Ăn đồ lạnh

Ăn đồ lạnh như kem, đá lạnh,... cũng giống như việc bạn uống nước lạnh khi đi nắng về có thể gây ra đau họng hay cảm lạnh và nặng hơn là sốc nhiệt, cho dù bạn có thể cảm thấy mát lạnh ngay lập tức.

Do vậy, tốt nhất khi vừa ở ngoài trời về nên nghỉ ngơi từ 15 - 30 phút để thân nhiệt được hạ xuống rồi mới ăn đồ lạnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm