6 cách lắng nghe con cái hiệu quả giúp cha mẹ và con hiểu nhau hơn
Đâu là mục đích chân chính của nhân sinh trong 'cõi mê' này? / 8 lý do khiến trẻ vị thành niên cư xử bạo lực
Tại sao cha mẹ nên lắng nghe con thật chăm chú?
Chuyên gia tâm lý và là tác giả cuốn Peaceful Parent, Happy Child (Cha mẹ yên bình, con hạnh phúc), tiến sĩ Laura Markham cho biết việc cha mẹ lắng nghe con cực kỳ quan trọng.
Bởi vì khi cha mẹ không lắng nghe ý kiến của con mà áp đặt giải pháp sẽ khiến trẻ cảm thấy mình không tồn tại, nản lòng và rời bỏ đi mà không có một câu trả lời thỏa đáng.
Trẻ thường rất muốn cha mẹ hiểu chúng nói gì, rằng các con không cô đơn và những lời nói của con có ý nghĩa nào đó với cha mẹ.
Ảnh minh họa
Đôi khi, trẻ chỉ muốn nói, bày tỏ quan điểm hoặc cảm xúc nào đó thì cha mẹ lại vội đưa ra những giải pháp của mình mà quên hỏi con rằng con có ý kiến gì về vấn đề đó không, con có giải pháp cho mình chưa, con sẽ làm như thế nào.
Chuyên gia tâm lý tại Raleigh, Bắc Carolina,Emily W. King tiết lộ rằng để lắng nghe con hiệu quả hơn, cha mẹ nên cho con cơ hội bày tỏ chính giải pháp của các con.
Emily nói: "Khi một đứa trẻ nói, bộ não của con sẽ tự kết nối lại để hiểu vấn đề. Khi cha mẹ đưa ra giải pháp ngay, tức là chúng ta đang ngăn cản quá trình giải quyết vấn đề của con."
Nhưng ngay cả khi trẻ chưa có giải pháp cho mình thì trước tiên cha mẹ nên lắng nghe con nói thật thoải mái và khuyến khích con tự giải quyết vấn đề con đưa ra xem sao.
Làm sao để cha mẹ lắng nghe con hiệu quả hơn?
Biết là lắng nghe con rất quan trọng nhưng lỡ cha mẹ có việc bận thì sao? Làm sao lắng nghe con trong khi mình đang dở dang việc gì đó, hay con vừa nói vừa khóc khiến mình cảm thấy mất bình tĩnh?
- Tiến sĩ Markham chia sẻ bí quyết lắng nghe con đó là tự kiểm tra lại bản thân cha mẹ. Hãy xem lúc đó bạn có về điều gì không. Giả sử như con vừa nói vừa khóc thì cha mẹ nên hít một hơi thật sâu để giữ bình tĩnh để lắng nghe con nói.
- Tránh lắng nghe con nói khi bạn đang làm việc khác. Nếu bạn đang dở dang việc gì đó, bạn có thể quay sang nói với con rằng "được rồi con yêu, cha/mẹ sẽ nghe con nói nhưng đợi mẹ một vài phút để mẹ làm xong việc này đã được chứ?".
- Khi chuyện, hãy để con tự bộc lộ cảm xúc mà không làm gián đoạn cảm xúc đó. Ví dụ như con khóc bù lu bù loa về việc bạn chọc ghẹo. Con vừa nói vừa nước mắt lã chã nhưng bạn cứ để con bày tỏ hết. Bạn nên nắm được cảm giác của convàtình huống mà con kể.
- Khi nghe xong chuyện con nói, cha mẹ không nên vội vàng kết luận nó xấu hay tốt, bạn có thể hỏi lại để chắc chắn cảm giác của con lúc này là gì.
- Cha mẹ có thể đề nghị một cái ôm ấm áp để an ủi con. Sau đó là hỏi con có muốn cha/mẹ đưa ra lời khuyên không, con có ý kiến gì về vấn đề đó chưa?
- Cuối cùng là hãynói với con rằng nếu có chuyện gì, hãy cứ nói với cha/mẹ vì chúng ta luôn ở đây, sẵn sàng lắng nghe con nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ