6 cách uống thuốc chung với thực phẩm vô cùng nguy hiểm
7 thực phẩm có tác dụng "hút bớt" mỡ thừa một cách tự nhiên / Lấy chồng 15 năm vẫn nhất quyết ly hôn chỉ vì đĩa thịt xào sả ớt của mẹ chồng: Phụ nữ khi lấy chồng hãy tỉnh táo vì đâu chỉ mỗi vợ thương chồng là đủ
Theo khoa học đã chứng minh, những sự kết hợp không đúng cách giữa thuốc và thực phẩm kỵ nhaucó thể dẫn đến chết người do tác dụng phụ gây nên. Vì vậy, khi sử dụng thuốc với bất kì loại rau quả, đồ uống, mọi người nên chú ý,nhữngnguy hiểm dưới đây.
Sữa và thuốc chữa bệnh tuyến giáp
Suy giáp (tuyến giáp kém) là một tình trạng trong đó tuyến giáp không sản xuất đủ của một số hormone quan trọng gây nên các bệnh như béo phì, đau khớp, vô sinh và bệnh tim. Nếu đang trong thời điểmdùng thuốc chữa bệnh tuyến giáp, người dùng nên tránh uống sữa bởi vì các loại thuốc chữa suy giáp cung cấp cho cơ thể các kích thích tố tuyến giáp cần thiết.
Khi đó nên tránh tiêu thụ các sản phẩm sữa, bởi canxi có trong sữa có thể ngăn chặn sự hấp thu của thuốc. Để chắc chắn, hãy chờ đợi 3-4 tiếng sau khi uống thuốc mới dùng sữa.
Chanh và thuốc ho
Chanh, bưởi và cam có thể phá vỡ một loại enzyme phân hủy statin và một số loại thuốc khác, bao gồm thuốc ho dextromethorphan. Thuốc sau đó sẽ tích tụ trong máu bệnh nhân nên nguy cơ bị ảnh hưởng tác dụng phụ tăng lên, Mary Ellen Gullickson – dược sĩ ở Phòng khám Marshfield, tiểu bang Wisconsin, Mỹ - cho biết.Với dextromethorphan, tác dụng phụ sẽ là ảo giác và buồn ngủ còn với nhóm statin, người dùng có thể bị tổn thương cơ nghiêm trọng.
Cà phê và thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm có thể tương tác với cà phê và các sản phẩm chứa cafein khác. Do chất cafein trong cà phê làm tăng tác dụng của thuốc, có thể làm cho tác dụng phụ nặng hơn. Kết hợp cà phê và thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến chấn động, hoảng loạn và mất ngủ. Chính vì vậy, không nên uống cà phê khi đang dùng thuốc chống trầm cảm.
Rau lá xanh và thuốc làm loãng máu
Thuốc làm loãng máu có tác dụng ngăn ngừa cục máu đông, tắc mạch phổi, và đột quỵ. Bởi vì các loại thuốc này hoạt động bằng cách giữ cho máu loãng, vì vậy người sử dụng nên xem xét lượng vitamin K - có tác dụng làm đông máu - có thể tiêu thụ trong ngày.
Vitamin K có nhiều trong rau xanh có thể làm mất tác dụng khi uống thuốc làm loãng máu.
Ngoài dạng uống, vitamin K còn có nhiều trong thực phẩm như rau lá xanh. Điều này sẽ dẫn tới phản tác dụng khi bạn đang dùng chất làm loãng máu. Vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ về lượng vitamin K phù hợp với mình.
Bưởi và thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai rất phổ biến và mọi người đều nghĩ thuốc tránh thai không gây tương tác với bất cứ thực phẩm hay dược phẩm nào. Tuy nhiên, thuốc tránh thai có thể gây tương tác với bưởi. Bưởi làm tăng đáng kể nồng độ estradiol, có thể làm tăng tác dụng phụ. Nếu muốn giữ lượng hormone cân bằng, nên tránh xa bưởi khi uống thuốc tránh thai.
Vitamin C và tôm
Sau khi uống viên bổ sung vitamin C không nên ăn tôm trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Bởi lượng lớn đồng trong tôm sẽ làm oxy hóa vitamin C, làm cho những viên bổ sung vitamin C mất tác dụng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Chị dâu lỡ tay tắt công tắc, mẹ chồng nổi trận lôi đình: Câu chuyện gia đình hé lộ sự thật cay đắng