6 dấu hiệu cho thấy cơ thể đang ‘cạn kiệt’ vitamin không nên chủ quan
Không phải bún phở đây mới là 3 bữa sáng tốt cho dạ dày của bạn / Công dụng tuyệt vời của quả mít với sức khỏe, đặc biệt nhất là số 1
Rụng tóc thiếu vitamin B7
Ăn quá nhiều trứng sống có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin B7. Các quả trứng sống có chứa avidin ngăn chặn khả năng cơ thể tiêu hóa biotin.
Ngoài ra, thiếu vitamin B7 còn có thể do ăn uống thiếu dinh dưỡng, ăn nhiều lòng trắng trứng, gặp các bệnh lý đường tiêu hóa, cơ thể đang dùng thuốc kháng sinh, chống động kinh.
Để tăng mức tiêu thụ B7, hãy ăn nhiều hạnh nhân, đậu nành, khoai tây (nghiền hoặc nướng) và chuối.
Chuột rút thiếu canxi, magie và kali
Hiện tượng chuột rút có thể xảy ra nếu chơi thể thao nhiều vì khi đổ mồ hôi, rất nhiều khoáng chất sẽ “rời khỏi” cơ thể.
Để cải thiện tình trạng này bạn nên ăn nhiều các loại hạt, đặc biệt là hạnh nhân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ăn thêm bí, chuối và táo.
Tê chân tay thiếu vitamin B6, B9, B12
Những vitamin này ảnh hưởng đến các khối dinh dưỡng được sử dụng để sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh cần thiết để vận chuyển oxy đến tế bào.
Nếu như thường xuyên bị tê chân tay, đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin B6, B9, B12. Bạn nên ăn nhiều đậu, cam quýt, hải sản và gia cầm để bổ sung kịp thời.
Màu vàng ở da hoặc lòng trắng mắt thiếu vitamin B12
Khi cơ thể thiếu vitamin B12, các tế bào hồng cầu bị phá vỡ càng nhiều thì sản sinh ra lượng bilirubin càng lớn, khiến da và mắt của bạn bị vàng.
Nếu thấy dấu hiệu này bạn có thể bổ sung vitamin B12 từ nhiều nguồn trong chế độ ăn uống như gan bò, sữa, cá hồi, cá ngừ và thịt cừu.
Viêm nha chu thiếu vitamin D
Theo nghiên cứu cho thấy những người thiếu vitamin D thường bị viêm nha chu. Các dấu hiệu viêm nha chu dễ nhận biết đó là chảy máu chân răng, chảy máu ở lợi, sưng nướu,…
Để cải thiện tình trạng này bạn nên bổ sung vào chế độ ăn bao gồm thức ăn giàu canxi, phốt pho và vitamin D. Những chất này rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Vậy nên bạn hãy bổ sung các sản phẩm từ sữa, gạo lứt, cà chua, đậu, cá, cam quýt và nho để tăng cường vitamin D.
Vết nứt ở miệng thiếu vitamin B3, B2, B12
Nhóm vitamin này có đặc tính kháng viêm, nếu có quá ít nó có thể gây đỏ da và phát sinh hiện tượng môi bong vảy. Các triệu chứng khác bao gồm cả hiện tượng lưỡi dày.
Để cải thiện bạn hãy thử ăn nhiều gia cầm, cá (cá hồi), trứng, đậu và các loại hạt. Các nhà khoa học cũng khuyên nên kết hợp các loại thực phẩm này với rau vì vitamin C giúp chống lại nhiễm trùng và cải thiện sự trao đổi chất của sắt.
Bên cạnh việc cảnh báo cơ thể thiếu vitamin thì những dấu hiệu trên còn có thể cảnh báo một bệnh lý khác. Vì vậy tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết