6 loại rau củ chứa đầy độc tố dễ gây ung thư gan, nhiều người vẫn vô tư ăn hàng ngày
5 thực phẩm "thần thánh" thanh lọc phổi đặc biệt hiệu quả, dù với người hút thuốc lá bao năm / Thực phẩm ăn vào buổi tối mất ngủ thế nào cũng hết, nằm cái là tới tận sáng mai
1. Gừng thối, đã mọc mầm
Gừng là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu thấy gừng bị thối, nhũn dập thì không nên ăn bởi khi ấy gừng đã không còn an toàn.
Gừng đã hỏng, thối sẽ sinh ra chất safrol - loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan. Khi chất này ở lâu trong cơ thể sẽ dần dần kích thế tế bào ung thư gan phát triển, thậm chí còn gây ung thư thực quản. Do đó, nếu thấy gừng thối thì hãy đừng tiếc của mà ăn vào.
2. Giá đỗ không có rễ
Trên thị trường có bày bán nhiều giá đỗ không có rễ trông hấp dẫn nhưng thực chất đây là loại giá đỗ có hóa chất tăng trưởng. Nhờ thuốc kích thích nên các bộ phận của giá đỗ đều hút nước, còn rễ giá thì không hoặc ít phát triển. Những hóa chất này tiềm ẩn gây ung thư gan, phá hủy sức khỏe của gan.
3. Bí đỏ để lâu
Theo nhiều nghiên cứu, bí đỏ già có hàm lượng đường lớn, càng để lâu sẽ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí - lên men, sau đó là biến chất. Khi ăn phải bí đỏ hỏng sẽ hại trực tiếp tới gan, ảnh hưởng tới hoạt đông của gan.
4. Dưa muối
Trong những loại rau củ quả dùng làm dưa muối thường có sẵn nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Nhiều người có sở thích ăn dưa muối hơi xanh có vị đắng và hăng. Tuy nhiên thói quen này lại gây nhiều tác hại đối với sức khỏe. Các vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng thâm nhập vào cơ thể do thời gian muối dưa quá ngắn và môi trường muối không đủ độ axit không thể kìm hãm sự phát triển của chúng.
Khi muối dưa, lượng nitrat này sẽ bị vi sinh vật chuyển hóa thành nitrit. Hàm lượng nitrit sẽ tăng cao trong một vài ngày đầu rồi giảm đi và mất hẳn khi dưa đã chua vàng. Như vậy, nếu ăn dưa chưa được muối vàng chứa nhiều nitrit, các loại axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động vào các axit amin từ các thực phẩm khác như thịt, cá…để tạo thành hợp chất nitrosamin – một chất là nguyên nhân gây ung thư gan.
5. Cà chua xanh
Cà chua xanh có chứa lượng lớn các yếu tố "alkaloid" và nó chỉ giảm dần rồi biến mất khi cà chua đã chín đỏ. Nếu ăn cà chua xanh sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng khi bị ngộ độc cà chua xanh là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí có thể đe dọa tính mạng.
6. Khoai tây mọc mầm
Nhiều người khi thấy khoai tây mọc mầm vì tiếc thường sẽ chỉ cắt bỏ phần mầm đi và tiếp tục dùng. Tuy nhiên điều này là sai lầm, ăn khoai tây mọc mầm vào cơ thể sẽ dễ bị ngộ độc. Chất độc có trong khoai tây mọc mầm là solanin. Solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2 -0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể.
Triệu chứng ngộ độc do ăn khoai tây mọc mầm thường có các biểu hiện như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, có hiện tượng giãn đồng tử và liệt nhẹ hai chân. Trường hợp nặng có thể gây tử vong do hệ thần kinh trung ương bị tê liệt làm trung tâm hô hấp không hoạt động được, đồng thời gây ngừng tim do cơ tim bị tổn thương.
Tuy nhiên, do lượng solanin trong củ khoai tây không đáng kể nên chuyện ngộ độc solanin nặng do ăn khoai tây chỉ xảy ra trong những trường hợp đặc biệt do ăn quá nhiều khoai tây và ăn cả mầm khoai.
Dù vậy, mọi người tốt nhất không nên ăn những củ khoai tây mọc mầm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn