Đời sống

6 lý do khiến bạn nên uống sữa đậu nành

Sữa đậu nành khá đặc, có vị hạt phỉ và có lợi cho sức khỏe nhiều hơn là bạn nghĩ. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây về sữa đậu nành.

5 thời điểm uống rượu bia cực hại sức khỏe / Con gà có 3 bộ phận "béo ngậy" nhưng không nên ăn nhiều vì cực hại cho sức khỏe

Giúp sức khỏe tim mạch tốt hơn

6 lý do khiến bạn nên uống sữa đậu nành

Ảnh minh họa.

Đậu nành là sản phẩm giúp cải thiện mức cholesterol tốt và ngăn ngừa bệnh tim. Sữa đậu nành giúp cải thiện mức lipid huyết tương ở người và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim sau này. Loại sữa này rất giàu vitamin, khoáng chất, chất béo không bão hòa, và tất cả cùng nhau thúc đẩy sức khỏe tim mạch tốt hơn.

Cải thiện các vấn đề về da

Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng mụn thường xuyên bùng phát, hãy chuyển sang chế độ ăn giàu đậu nành. Bản thân sản phẩm này đã đủ tốt để làm giảm chứng tăng sắc tố da (một tình trạng sạm da). Và nó không kết thúc ở đây, một nghiên cứu gần đây nói rằng một hợp chất được tìm thấy trong đậu nành có đặc tính chống lão hóa.

Giúp tăng trưởng tóc tốt hơn

Sữa đậu nành khi kết hợp với chế độ ăn giàu protein có thể tác động tốt đến mái tóc của bạn. Một tác dụng của sữa đậu nành là có thể kích thích mọc tóc tốt hơn, cải thiện vẻ ngoài cũng như sức khoẻ của tóc. Đối với những mái tóc xơ rối và khó chăm sóc, sữa đậu nành có thể có lợi cho tóc.

 

Hạt đậu nành có lợi trong việc giảm cân

Hay một nghiên cứu khác thực hiện 12 tuần ở 39 người trưởng thành bị bệnh béo phì hoặc thừa cân và kết quả cho thấy những người ăn bánh quy có chất xơ đậu nành trong bữa sáng mỗi ngày giúp giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, so với ăn bánh quy không có chất xơ từ đậu nành.

Những nghiên cứu này, một phần nào đã đưa ra được các mối liên quan tích cực giữa hạt đậu nành và sự giảm trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu với mô hình dài hạn để tiếp tục chứng minh mối liên quan này.

Hạt đậu nành có thể tăng cường sức khoẻ xương

Isoflavone trong hạt đậu nành có thể tăng cường sức mạnh của xương và giúp ngăn ngừa loãng xương. Đây là một căn bệnh đặc trưng bởi xương mỏng và tăng nguy cơ gãy xương.

 

Hơn nữa, trong hạt đậu nành còn có các genistein và các isoflavone khác đã được chứng minh là làm tăng mật độ khoáng xương ở phụ nữ mãn kinh. Điều này có thể là do chúng có lợi cho các dấu hiệu kiểm soát sự hình thành xương trong cơ thể.

Một đánh giá 10 nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh đã xác định rằng bổ sung 90 mg isoflavone đậu nành mỗi ngày trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng và kết quả cho thấy mật độ khoáng xương tăng đáng kể so với giả dược.

Mặc dù, một số nghiên cứu khác không tìm thấy mới liên quan giữa lượng isoflavone với sự cải thiện sức mạnh của xương, nhưng đây là những nghiên cứu sử dụng chất bổ sung isoflavone chứ không phải là isoflavone từ thực từ đậu nành.

Thêm vào đó, cũng có một số nghiên cứu chỉ ra thấy thực phẩm đậu nành có thể giúp làm tăng nồng độ isoflavone nhiều hơn so với các chất bổ sung

Hạt đậu nành có thể giúp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh

 

Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm cho nên cơ thể sẽ dẫn đến các cơn bốc hỏa, thay đổi tâm trạng và các triệu chứng khác. Vì isoflavone trong đậu nành có thể hoạt động bắt chước giống estrogen, cho nên chúng có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.

Một nghiên cứu thực hiện trong 8 tuần ở 60 người phụ nữ lớn tuổi cho thấy rằng, những người ăn chế độ ăn hàng ngày cùng với 86 gam hạt đậu nành mỗi ngày giúp làm giảm 40% các cơn bốc hỏa so với những người ăn chế độ tương tự mà không có hạt đậu nành.

Hay một đánh giá của 17 nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh cho thấy rằng ăn isoflavone trong 6 tuần đến 12 tháng đã làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa hơn 20% so với giả dược.

Tuy nhiên, vẫn có một vài nghiên cứu khác cung cấp kết quả chưa nhất quán. Một đánh giá của 10 nghiên cứu đã ghi nhận một ít bằng chứng cho thấy đậu nành giúp cải thiện các triệu chứng mãn kinh. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy rằng tác dụng của đậu nành đối với nồng độ estrogen và các triệu chứng mãn kinh phụ thuộc vào cách phụ nữ xử lý isoflavone riêng lẻ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm