Đời sống

6 mốc siêu âm thai mẹ bầu nên 'bỏ túi'

Không gì hạnh phúc hơn khi mẹ được ngắm nhìn, dõi theo con lớn lên từng ngày qua những hình ảnh, chuyển động ngay trong bụng của mình. Mỗi kỳ siêu âm còn giúp mẹ bầu theo dõi, phát hiện sớm và chính xác các dị tật bất thường.

Dùng nồi cơm điện làm món sườn kho không dầu không ngán ngấy ăn với cơm là số 1 / Người Hàn có món thịt xào ngon nức nở mà làm dễ vô cùng, không thử thì thật tiếc

Những lợi ích tuyệt vời của siêu âm thai kỳ

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và sử dụng thường quy để theo dõi sự phát triển của thai, cũng như tầm soát dị tật ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.

Bằng kinh nghiệm thực hiện siêu âm thai cho hàng nghìn mẹ bầu, bác sĩ Trần Văn Thụ - Chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Là kỹ thuật không thể thiếu với bất cứ mẹ bầu nào, đa số mẹ bầu khi đến siêu âm mới chỉ hỏi bác sĩ về trọng lượng cân nặng, hình thái, kích thước của thai nhi. Nhưng chỉ có ít mẹ bầu quan tâm đến những dị tật mà có thể dễ dàng phát hiện qua siêu âm.

Hình ảnh thai nhi từ khi chỉ là giọt máu đến hình hài em bé qua siêu âm thai

Bác sĩ Thụ chia sẻ, nhiều dị tật bẩm sinh được phát hiện sớm qua siêu âm thai như sứt môi, hở hàm ếch, hở van tim… Việc phát hiện sớm dị tật này có ý nghĩa quan trọng để có biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế tối đa trẻ dị tật từ trong bụng mẹ hoặc nếu sinh, cha mẹ cũng đã chuẩn bị được tâm lý, tránh cú sốc sinh con dị tật. Từ đó trẻ được chăm sóc tốt, hạn chế tỷ lệ tử vong sau sinh do một số dị tật bẩm sinh gây ra.

Theo các bác sĩ sản khoa, ngoài siêu âm thai định kỳ, để con chào đời khỏe mạnh và an toàn thì mẹ bầu còn nên làm xét nghiệm nhằm: Kiểm tra các bệnh lây truyền từ mẹ sang con như giang mai, viêm gan B, C, HIV; Kiểm tra sức khỏe của mẹ dễ ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của con, cũng như tránh biến chứng ở mẹ như xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, sắt, canxi...; Kiểm tra sàng lọc các bất thường nhiễm sắc thể thai nhi qua xét nghiệm Triple test, Double test, xét nghiệm NIPT... để phát hiện, sàng lọc dị tật sớm của thai nhi.

6 mốc siêu âm thai mẹ bầu nên nhớ

Theo đại diện MEDLATEC, siêu âm thai là một kỹ thuật thường quy và nên thực hiện ở tất cả mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lạm dụng, chỉ cần siêu âm theo chỉ định của bác sĩ hoặc có thể tham khảo những mốc dưới đây:

6 mốc siêu âm thai mẹ bầu nên “bỏ túi” - Ảnh 2.

Ngoài các mốc siêu âm thai định kỳ, mẹ bầu cần đi khám ngay nếu có biểu hiệu bất thường.

 

Tuần 5-6: Là lần siêu âm đầu tiên để xác định có thai hay chưa. Nếu có thai, siêu âm giúp kiểm tra vị trí làm tổ của phôi thai, xem phôi đã có tim thai hay chưa.

Tuần thứ 8: Là thời điểm xác định chính xác tim thai, cùng các vấn đề phát triển của phôi thai. Đồng thời, mẹ bầu được bác sĩ tư vấn bổ sung dinh dưỡng hoặc kê đơn thuốc uống (nếu có). Và là thời điểm dự báo ngày sinh tính theo chu kỳ kinh cuối.

Tuần thứ 11-13 tuần 6 ngày: Là thời điểm phát hiện các dị tật biểu hiện bên ngoài cơ thể thai nhi, các nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể thông qua độ mờ da gáy. Nếu thai nhi xác định có khả năng cao mắc bệnh này thì mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ hơn về xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán.

Tuần 20-24: Thông qua siêu âm giúp xác định bất thường về lượng ối, cũng như xác định bất thường về nhiễm sắc thể hoặc ống thần kinh (nếu có). Từ kết quả siêu âm và xét nghiệm, bác sĩ có thể tư vấn chọc ối để kiểm tra bất thường hay không.

Tuần 30-34: Là thời điểm kiểm tra ngôi thai, phát hiện dấu hiệu sinh non nếu có. Đồng thời, cũng là thời điểm bác sĩ tư vấn cho mẹ bầu bổ sung xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu thai kỳ...

 

Tuần 36-40: Kiểm tra ngôi thai đã thuận chưa, kiểm tra sự tăng trưởng của thai.

Ngoài ra, nếu trong thai kỳ, thấy có biểu hiện ra máu bất thường, đau bụng… mẹ bầu cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám thai kịp thời, tránh biến chứng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm