Đời sống

6 quan niệm sai lầm về sức khỏe nhiều người mắc phải

Nhiều người mắc phải những quan niệm sai dưới đây về sức khỏe bạn phải khắc phục ngay.

7 cách kết hợp thực phẩm có thể làm tổn hại sức khỏe của bạn / Sai lầm khi rửa bát gây hại sức khỏe cho cả nhà

Uống 8 ly nước mỗi ngày

uống nước
Ảnh minh họa.

Không cần đếm số cốc. Nghiên cứu cho thấy uống một cốc nước khi đang khát là đủ để giữ sức khỏe và giữ đủ nước.

Các loại thực phẩm giàu nước như súp, hoa quả, rau và đồ uống như nước trái cây, trà và cà phê đều giúp bổ sung nước.

Bạn có thể cần uống nhiều nước hơn nếu nước tiểu có màu vàng đậm, không đi tiểu thường xuyên, hoạt động nhiều, hoặc thời tiết nóng.

Trứng có hại cho tim

Tim vui cho những tín đồ của trứng. Ăn một hoặc hai quả trứng mỗi ngày không làm tăng nguy cơ bệnh tim ở người khỏe mạnh.

 

Đúng là lòng đỏ trứng có cholesterol, nhưng đối với hầu hết chúng ta, lượng cholesterol tìm thấy trong một loại thực phẩm nào đó không hại bằng sự kết hợp chất béo từ mọi thứ bạn ăn. Hơn nữa, trứng có những chất dinh dưỡng, như omega-3, có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Uống nhiều Vitamin giúp cơ thể khỏe mạnh

Nhiều người quan niệm, chỉ với một viên vitamin, chúng ta có thể cải thiện sức khỏe của mình. Điều này thực sự không đúng. Thực chất vitamin chỉ điều chỉnh các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhưng hãy lưu ý sử dụng vitamin một cách hợp lý vì sử dụng nhiều chúng sẽ cho bạn kết quả có hại nhiều hơn lợi.

Máu thiếu oxy có màu xanh lơ

Máu thiếu oxy chạy qua các tĩnh mạch trung tâm chắc chắn không phải có màu xanh lơ, nó có màu đỏ sẫm. Trong sách giáo khoa nó được thể hiện màu xanh vì để phân biệt với đường máu khác. Còn ngoài thực tế bạn có thể nhìn thấy qua da của mình những đường mạch máu màu xanh nhưng thực chất khi ánh sáng chiếu lên đã bị khúc xạ nên nó có màu gần như xanh.

 

Nghỉ ngơi để bớt đau lưng

Một số bác sĩ vẫn đưa ra lời khuyên nghỉ ngơi khi bạn bị đau lưng. Nhưng theo nghiên cứu của trường American College of Physicians, bệnh nhân muốn điều trị bệnh đau lưng mà không cần uống thuốc thì cần áp dụng các liệu pháp như dùng nhiệt, xoa bóp, yoga, châm cứu… Đương nhiên, bệnh nhân cần cố gắng tích cực hoạt động theo chỉ dẫn của bác sĩ chứ không nên nằm ì một chỗ, như vậy bệnh mới thuyên giảm.

Dùng điện thoại di động trong bệnh viện rất nguy hiểm

Sự thật thì dùng điện thoại di động trong bệnh viện không quá nguy hiểm đến mức như nhiều người vẫn truyền tai nhau. Việc sử dụng điện thoại không gây ảnh hưởng nhiều lên các thiết bị y tế. Trong 1 nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện ra điện thoại di động chỉ tác động lên khoảng 4% thiết bị y tế nhưng chỉ trong vòng bán kính 1m. Và một nghiên cứu khác được thực hiện ở 300 phòng xét nghiệm và 75 phòng bệnh cho thấy không có sự ảnh hưởng của điện thoại đối với các thiết bị y tế.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm