Đời sống

7 bài thuốc chữa bệnh từ quả cà pháo

Cà pháo không chỉ là thực phẩm trong bữa ăn gia đình mà còn có tác dụng chữa bệnh.

Một tuần giảm ngay 7kg, người phụ nữ tiết lộ nhờ áp dụng mẹo ăn kiêng này từ tiến sĩ nổi tiếng Oz / 3 công thức tẩy trắng răng tại nhà đơn giản có thể bạn chưa biết

Những bài thuốc của Y học cổ truyền cho thấy, không chỉ có quả mà toàn bộ cây cà pháo đều có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, người ta chỉ biết cà pháo như một loại thực phẩm mà hoàn toàn quên đi công dụng chữa bệnh hiệu quả của nó.

Với vị ngọt, tính hàn, cà phép có tác dụng tán huyết, tiêu viêm, nhuận tràng, trị thũng thấp độc, chỉ thống…

cà pháo

Ảnh minh họa.

Dưới đây là một số bài thuốc điển hình

Trị bệnh đường tiêu hóa, đại tiểu tiện ra máu: cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g.

Trị mụt nhọt, côn trùng đốt chống sưng, cầm đau nhức và không làm mủ: cà pháo tươi giã nát, cho vào một ít đường đắp vào vết thương.

Trị phụ nữ huyết hư, da vàng: cà pháo già bổ ra phơi trong bóng râm cho khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng.

Trị bệnh ngoài da, chảy máu chân răng, chín mé: cà pháo đốt thành than, tán nhỏ lấy bôi vào chỗ đau.

 

Trị ho, viêm họng mạn tính: cà pháo tươi 50g, đun chín, thêm mật ong. Ngày ăn 2 lần.

Trị đau thắt lưng, đau dạ dày, đau răng; bế kinh: rễ cà pháo 15g, sắc uống.

Trị chân tay nứt nẻ: cà pháo giã nát với lá lốt, lấy nước bôi hoặc dùng rễ và cả cây cà khô nấu nước ngâm rửa.

Lưu ý người không nên ăn cà pháo

Do cà pháo có tính hàn, vì vậy người hư hàn, người mới ốm dậy, suy nhược không nên ăn cà, đặc biệt không nên ăn tái, sống vì có hàm lượng solanin trong quả cà xanh rất cao. Chất solanin rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ.

 

Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm