7 bệnh nguy hiểm bạn sẽ mắc phải khi ăn nhiều đồ ngọt mỗi ngày
Những món tuyệt đối không ăn khi đi lễ chùa tránh gặp xui xẻo, nhiều người ăn rồi mới biết / Bị sốt xuất huyết hãy ăn món này, khỏi bệnh cực nhanh và ngừa biến chứng rất tốt
Đườnglà một phần không thể thiếu đối với cơ thể con người, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều đường sẽ khiến cơ thể mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là 7 loại bệnh thường gặp trong cuộc sống khi sử dụng đường quá ngưỡng cho phép:
1. Cận thị
Trẻ em có thói quen ăn ngọt thường có nguy cơ mắc cận thị cao hơn bình thường. Việc ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến đến giảm áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc dịch trong nhãn cầu giảm ảnh hưởng đến thủy tinh thể khiến trẻ em mắc cận thị hoặc làm tăng độ.
2. Đái tháo đường
Ăn quá nhiều đồ ngọt dẫn đến tăng cân và béo phì cùng những bệnh lý liên quan như tiểu đường. Một nghiên cứu cho thấy có khoảng từ 80% đến 90% những người mắc bệnh tiểu đường đều liên quan đến việc thừa cân và béo phì.
3. Phù nề chân
Ăn nhiều đồ ngọt làm gia tăng nguy cơ phù nề.
Nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ làm lượng vitamin B1 trong cơ thể sụt giảm một cách nghiêm trọng. Hơn nữa, việc thiếu vitamin B1 một cách trầm trọng dẫn đến viêm dây thần kinh và gây ra phù nề chân.
4. Bệnh tim mạch
Thói quen sử dụng quá nhiều đường trong một thời gian dài có thể dẫn đến các bệnh tim mạch. Các chuyên gia Thụy Sĩ vào năm 1900 đến 1968 đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lượng tiêu thụ đường và tỷ lệ mắc bệnh tim và cho ra kết quả tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch vành có tương quan thuận với việc tiêu thụ đường.
5. Bệnh răng miệng
Thường xuyên sử dụng đồ ngọt sẽ cung cấp môi trường sinh sản tốt cho vi khuẩn trong khoang miệng. Vi khuẩn và đường có thể dễ dàng gây ra sự gia tăng các thành phần có tính axit trong răng. Răng thường bị tấn công bởi các chất có tính axit dẫn đến các bệnh về răng miệng, chẳng hạn như sâu răng.
6. Suy dinh dưỡng
Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng lượng đường trong máu, ức chế sự thèm ăn và gây biếng ăn ở trẻ em. Ngoài ra, sự trao đổi chất đường trong cơ thể cần tiêu thụ nhiều loại vitamin và khoáng chất, do đó, ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân gây dẫn đến thiếu hụt vitamin, canxi và kali ở trẻ nhỏ.
7. Ung thư
Sử dụng quá nhiều đường mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư, nhưng nó sẽ dẫn đến các bệnh lý phát triển thành ung thư. Ăn quá nhiều đường có thể gây béo phì - một mối nguy hiểm tiềm ẩn của nhiều bệnh ung thư. Trẻ béo phì dễ bị ung thư tuyến tụy, ung thư bàng quang, ung thư dạ dày và ung thư ruột hơn trẻ em có cân nặng bình thường.
Vậy chúng ta nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày?
Theo khuyến cáo của WHO, cả người lớn và trẻ em nên giới hạn lượng đường tự do ở mức dưới 10% tổng lượng calo tiêu thụ. Chẳng hạn bạn là một người trưởng thành, trung bình tiêu thụ khoảng 2.000 calo mỗi ngày, lượng đường tiêu thụ nên dưới 200 calo, tương đương khoảng 50 gam hoặc 12 thìa cà phê. Thậm chí, tiêu thụ dưới mức 5% còn có nhiều tác dụng tốt hơn nữa và mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Đường tự do được tính không bao gồm các loại đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây vàrau quảtươi. Không có bằng chứng khoa học nào cho rằng tiêu thụ những loài đường tự nhiên dẫn đến vấn đề sức khỏe. Vì vậy, hướng dẫn không áp dụng với trái cây tươi và rau quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Chồng ném đũa giữa mâm cơm, vô tình giúp mẹ tôi hiểu rõ bi kịch của cuộc hôn nhân này
Mẹ chồng rình rập giữa đêm, sốc nặng khi phát hiện sự thật động trời về cô con dâu "ăn bám"
Bia không uống hết đừng vội bỏ đi, đổ bia lên tóc và xoa lên, có tác dụng rất tốt, bạn có thể thử ở nhà
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích