7 bộ phận của lợn tưởng bổ béo mà không hề, ăn nhiều dễ sinh bệnh
Các bộ phận cực độc của rau củ, ăn một miếng không khéo ngộ độc / Bộ phận "cực độc" của con lợn, chứa toàn chất bẩn, nhiều người Việt vẫn ăn hàng ngày
Óc lợn
Óc heo rất giàu canxi, phốt pho, axit béo omega3, các chất có lợi cho hệ thần kinh, cùng các chất chống oxy hóa rất hữu ích trong việc bảo vệ não người và tủy sống.
Thế nhưng, cứ 100 g óc heo chứa tới 3000 mg cholesterol, cao gấp 8 lần lượng cholesterol đươc phép tiêu thụ mỗi ngày, khiến người ăn bị béo phì, rối loạn mỡ máu, tim mạch...
Gan lợn
Gan heo chứa vitamin A và D cùng hàm lượng sắt rất cao, có tính chất chống viêm và có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương...
Tuy nhiên, gan lợn có thể chứa các chất tăng trưởng và nhiều độc tố nếu vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc), gây nguy cơ nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin - chất có khả năng gây ung thư gan ở người.
Phổi lợn
Phổi lợn là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn và độc tố. Hơn nữa, heo thường có thói quen hít thở sát đất nên những bụi bẩn, ký sinh trùng, bệnh dịch sẽ lưu lại trong phổi lợn và rất khó để đào thải, thanh lọc. Vì vậy, nếu ăn phổilợnkhông sơ chế đúng cách rất dễ bị ngộ độc hoặc nhiễm bệnh.
Mỡ lợn
Mỡ lợn là các axit béo đã bão hòa nên rất khó để tiêu hóa, nhất là đối với người lớn tuổi vì hệ tiêu hóa của họ đã bị suy yếu.
Hơn nữa, người mắc bệnh tim mạch cũng không nên ăn nhiều mỡ lợn vì thực phẩm này khiến cholesterol trong máu tăng cao. Người ăn kiêng hoặc bị béo phì ăn mỡ heo cùng sẽ khó khăn khi giảm cân.
Bì lợn
Protein trong bì heo rất khó tiêu. Bì lợn còn có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp mà lại chứa nhiều cholesterol xấu sẽ gây ra bệnh tim mạch, cao huyết áp và béo phì.
Ngoài ra, nếu không được cạo sạch lông và chế biến sạch sẽ, bì lợn sẽ mang nhiều ký sinh trùng và độc tố gây bệnh vào cơ thể người.
Chân, móng giò
Chân giò, móng giò chủ yếu chứa protein, canxi, sắt, vitamin A, B, C… các chất có lợi cho cơ thể.
Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, lượng chất béo trong chân giò, móng giò sẽ cản trở quá trình tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, chất béo này cũng không tốt cho người có dấu hiệu cholesterol tăng cao.
Lòng già, lòng non
Lòng heo chứa nhiều đạm nên là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh đang hồi phục sức khỏe, đặc biệt là những người vừa phẫu thuật xong.
Thế nhưng, lòng lợn chứa nhiều protein và cholesterol – những chất không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu và rối loạn chuyển hóa.
Hơn nữa, lòng heo nếu không được chế biến sạch sẽ và nấu chín sẽ mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn E.Coli, các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn