Đời sống

7 dấu hiệu chứng tỏ đường huyết tăng, ai không có thật đáng chúc mừng

Nếu bạn thấy cơ thể mình có 1 trong những dấu hiệu dưới đây, thì cần đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt, để có hướng điều trị tích cực nhất.

4 thời điểm vàng nên ăn sữa chua: Chị em muốn đẹp da, giảm cân, khỏe người nhớ kỹ / 3 thói quen ăn tối dễ bị K, tim mạch, giảm tuổi thọ: Không biết bỏ sớm hối hận không kịp

Bạn thấy mình bị khát quá mức

Trong nỗ lực để khôi phục sự cân bằng đường trong máu, cơ thể sẽ cố gắng thải trừ đường dư thừa qua nước tiểu. Do đó, thận phải tăng cường hoạt động hơn để thải lượng glucose dư ra khỏi cơ thể, kéo theo mất chất lỏng từ các mô cơ thể cùng với lượng đường dư thừa. Do mất nhiều chất lỏng làm thúc đẩy cảm giác khát và uống nhiều nước. Nếu bạn uống liên tục và không cảm thấy hết cơn khát hoặc bạn bị chứng khô miệng nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của tăng đường huyết.

Tăng cảm giác đói

Nếu như trước đó bạn ăn không qúa nhiều nhưng vẫn cảm thấy đủ no nhưng giờ đây bạn ăn nhiều hơn và không cảm thấy no thì nên lưu ý bởi đây có thể là dấu hiệu của việc đường huyết tăng cao. Nguyên nhân là do quá nhiều đường trong máu có nghĩa là các tế bào của cơ thể bị đói vì thiếu năng lượng và tất nhiên bạn sẽ cảm thấy đói. Nhưng bạn càng ăn nhiều carbohydrate thì lượng đường trong máu càng cao.

dau hieu duong huyet tang
Ảnh minh họa

Tăng tiểu tiện

Nếu như trước đây bạn không đi tiểu nhiều nhưng giờ đây bạn thường xuyên phải đi tiểu, đặc biệt vào ban đêm có thể là dấu hiệu của đường trong máu cao. Đây là kết quả của việc thận lấy thêm nước ra khỏi các mô để làm loãng đường thừa trong máu và loại bỏ đường qua nước tiểu.

Tầm nhìn mờ

Mức đường cao buộc cơ thể kéo và thải chất lỏng từ các mô của cơ thể, bao gồm cả dịch của mắt làm ảnh hưởng đến thị lực dẫn tới nhìn mờ. Theo các chuyên gia cho biết phần lớn những người mắc bệnh tiểu đường đều bị ảnh hưởng tới mắt nên khi tầm nhìn của bạn bị mờ thì nên đi kiểm tra đường huyết ngay nhé!.

Mệt mỏi

 

Khi đường trong máu cao nhưng ít được đưa vào bên trong tế bào để tạo năng lượng, tế bào sẽ trở nên thiếu ăn khiến bạn cảm thấy chậm chạp hoặc mệt mỏi. Điều này thường xảy ra sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn giàu carbonhydrate.

dau hieu tieu duong

Đau bụng

Theo các chuyên gia cho biết thì khi cơ thể con người chúng ta bị tăng đường huyết mạn tính có thể gây tổn thương dây thần kinh chi phối dạ dày. Đồng thời, việc đau dạ dày cũng có thể là một dấu hiệu của nhiễm toan ceton do đái tháo đường gây ra – một trường hợp cần cấp cứu ngay.

Giảm cân

Nếu như bạn đột nhiên mắc chứng giảm cân đột ngột thì nên đi khám ngay nhé. Nhất là với trẻ nhỏ bởi vì có nhiều trẻ được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường type 1 có dấu hiệu giảm cân trước khi được chẩn đoán. Điều này thường xảy ra do cơ thể không thể sử dụng đường trong máu để tạo năng lượng.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm