7 loại hoa đẹp đừng phun nước thường xuyên vào mùa đông, càng phun càng xấu, thối lá chết, cong vênh
Củ này được ví như 'nhân sâm mùa đông', giá hơn 10.000 đồng/kg, đem nấu canh với nấm siêu ngọt ngon / Nhà mắc phải lỗi phong thủy này khiến sức khỏe tổn hao, vận trình sa sút, đừng dại mà mua
Một số cây sau khi được phun nước, lá thực sự xanh tươi và bên lâu, nhưng cũng có nhiều cây không thích hợp để phun nước thường xuyên. Nếu trong nhà bạn có những loại hoa này thì đừng phun nước thường xuyên nhé, kẻo hoa nhanh hỏng, thối lá.
Thu hải đường
Thu hải đường thích môi trường mát mẻ, mùa đông và mùa xuân là thời điểm thích hợp để sinh trưởng, nở hoa. Lá của thu hải đường đặc biệt mỏng, ưa môi trường ấm và ẩm, nếu không khí trong nhà quá khô, lá của nó cũng dễ bị khô mép. Để tăng thêm độ ẩm cho thu hải đường, nhiều bạn đã xịt dưỡng ẩm thường xuyên cho nó.
Tuy nhiên, thực tế, trên lá của thu hải đường có rất nhiều lông tơ nên không thích hợp để phun nước lên lá, các đốm và các điều kiện khác dễ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình.
Vì vậy, bạn không nên xịt nước thường xuyên lên lá của nó, có thể xịt xung quanh để giữ ẩm. Thân của thu hải đường rất dày, có thể tích trữ nước và chất dinh dưỡng, vì vậy việc tưới nước nên đợi đến khi cây khô hẳn rồi mới tưới, nếu không cây rất dễ bị thối rễ.
Ảnh minh họa.
Lan quân tử
Lá của cây lan quân tử rất dày, bạn có thể dùng khăn ẩm lau lá hoặc nhúng một ít bia vào giẻ rồi lau để lá thêm xanh và khỏe.
Nếu thường xuyên phun hoặc tưới không đúng cách sẽ khiến hơi ẩm chảy vào lõi lá, dễ gây thối tâm.
Phong lữ thảo
Mùa đông xuân, phong lữ thảo sẽ sinh trưởng và ra hoa. Lá phong lữ thảo cũng có lông tơ rất dày, thường xuyên phun thuốc giữ ẩm lá sẽ làm lá bị teo và có đốm nâu trên lá. Đây là bệnh đốm lá, ngoài ra còn dễ bị nhiễm vi khuẩn.
Vì vậy, nếu bạn có hoa phong lữ thảo ở nhà, cố gắng không phun nhiều lên lá, tránh những thiệt hại không đáng có. Phong lữ thảo thích ở trong môi trường tương đối khô ráo.
Hoa ly
Hoa ly đặc biệt sợ phun nước, nên khi trồng nó tại nhà bạn nhớ không được phun nước vào nụ, lá và hoa, tránh làm cây bị úng.
Lan hồ điệp
Lan hồ điệp trồng tại nhà không nên phun nước giữ ẩm. Dù ưa môi trường ẩm ướt nhưng bạn có thể phun giữ ẩm xung quanh, khi đất chậu khô thì tưới nước là cây có thể phát triển lớn mà không cần phun vào lá.
Lan hồ điệp được chăm sóc tốt trong mùa đông và mùa xuân, và thời gian ra hoa đặc biệt dài, có thể nở trong hai hoặc ba tháng.
Đỗ quyên
Lá đỗ quyên rất mỏng nhưng lại có một lớp lông tơ mịn. Sau khi phun nước xong, nước của nó không bay hơi được, đọng lại trên bề mặt lá dễ gây nhiễm khuẩn, bệnh đốm lá, vàng lá, rụng lá… và rất có thể hoa sẽ không nở.
Khi đỗ quyên đã có nụ, không nên xịt nước vào, hơi ẩm đọng lại quanh cuống hoa rất dễ gây ra các hiện tượng xấu như thối cuống hoa.
Vì vậy, nếu bạn muốn giữ hoa đỗ quyên của mình tốt, có thể phun ẩm xung quanh.
Cây đang ra nụ không nên phun giữ ẩm
Mùa đông chúng ta thường đóng kín các cửa ra vào, cửa sổ trong nhà, không khí trong nhà lưu thông không tốt chút nào, nếu xịt ẩm cho lá cây thì nước không bốc hơi được, dễ bị gây tích nước, đặc biệt là các loại hoa có nụ, chẳng hạn như hoa trà, hoa đỗ quyên, cây dành dành, hoa loa kèn...
Cuống của những nụ hoa này liên kết rất yếu, sau khi phun nước nếu đọng lại một ít nước rất dễ bị cháy cuống hoa, nụ hoa bị rụng.
- Video: Loại quả quái vật, ăn không cẩn thận có thể chết người nhưng vẫn được dân tình săn lùng.TikTok/Caydecor79.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công dụng của muỗi trên trái đất là gì? Hậu quả sẽ ra sao nếu tất cả muỗi đều bị tiêu diệt?
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?