7 loại thực phẩm là "vua dinh dưỡng", bà nội trợ nắm trong tay để chế biến cho cả nhà ăn
Ngăn ngừa hạ đường huyết cho người tiểu đường vào ban đêm nhờ những cách đơn giản này / Nhìn ngay vào dấu hiệu này ở mắt, tai và ngón tay, bạn sẽ biết tim mình có khỏe mạnh hay không
1. Táo - “vua” về vitamin C
Ảnh minh họa
Cam, quýt, kiwi… thường được công nhận là những thực phẩm hàng đầu về hàm lượng vitamin C, nhưng táo lại "đánh bại" các loại hoa quả trên, bởi vì hàm lượng vitamin C trong táo tươi là cao nhất (có thể lên tới 200-500mg). Một quả táo tươi có thể đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể trong một ngày.
Vitamin C là thực phẩm thải độc tự nhiên, nó có thể tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bị cúm. Vitamin C còn có thể giúp cơ thể hấp thụ nguyên tố sắt. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm chứng nhiệt miệng và viêm dạ dày ruột mãn tính.
2. Đậu nành – “vua” về protein
Đa số các loại đậu đều giàu protein nhưng hàm lượng protein trong đậu nành cao hơn cả. Protein trong đậu nành không chứa cholesterol và tốt hơn so với protein thực vật khác.
Protein là nguồn tạo năng lượng chủ yếu nhất cho cơ thể, nhất cử nhất động của chúng ta đều cần protein. Ngoài ra, theo thời gian, lượng protein trong cơ thể dần tiêu hao và đổi mới liên tục, không có nó, tế bào dễ bị tổn thường sẽ không thể phục hồi, sửa chữa những hư hỏng.
3. Mộc nhĩ đen – “vua” về nguyên tố sắt
Mỗi 100gr mộc nhĩ đen chứa 98mg sắt, cao gấp 5 lần so với gan lợn – thực phẩm giàu sắt nhất trong động vật, và cao gấp 30 lần so với rau bina – thực phẩm chứa nhiều sắt nhất trong thực vật.
Thiếu có sắt, cơ thể chúng ta sẽ bị thiếu máu vì nó là thành phần quan trọng của hemoglobin. Từ đó khiến cho cơ thể sẽ suy nhược, khó chịu, hay quên, xanh xao, chóng mặt, tim đập nhanh...
Ngoài ra, sắt còn là “chất dinh dưỡng của dạ dày”, tình trạng thiếu sắt sẽ khiến hại khuẩn tập trung trong dạ dày, sinh sôi, không những dễ gây viêm dạ dày-ruột mà còn tăng nguy cơ ung thư.
4. Con hàu – “vua” về nguyên tố kẽm
Với tiêu chuẩn quốc tế, trung bình mỗi người cần nạp 15mg kẽm mỗi ngày thì bất cứ con hàu nào cũng đều đạt tiêu chuẩn. Trong khoảng 100gram hàu chứa khoảng 182mg kẽm.
Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Nếu thiếu kẽm, bộ phận chịu ảnh hưởng đầu tiên chính là “cửa sổ tâm hồn” của bạn và gây ra các chứng như khô mắt, giảm thị lực…
Đồng thời kẽm còn thúc đẩy sự sinh trưởng các cơ quan và làm tái sinh các mô, biểu hiện thường thấy nhất là duy trì độ bóng, khỏe cho tóc và tăng sự đàn hồi cho da.
5. Hạt hướng dương – “vua” vitamin E
Hạt hướng dương là nguồn bổ sung vitamin E tốt nhất. Nó có tác dụng giống như chất bôi trơn bên trong các mạch máu và thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn, ngăn chặn đông máu.
Ngoài ra, trong quá trình trao đổi chất, cơ thể sẽ hình thành các gốc tự do có hại, mà vitamin E lại có thể trực tiếp xử lý các gốc tự do có hại này. Vitamin E còn có tác dụng loại bỏ sự xói mòn tế bào, giúp bạn có làn da trắng mịn màng!
6. Gan gà – “vua” của axit folic
Trong bảng xếp hạng thực phẩm giàu axit folic, gan gà đứng đầu bảng với hàm lượng axit folic lên tới 117,2microgram/100gr gan gà.
Axit folic có khả năng hỗ trợ sản xuất các tế bào máu, nó còn có công dụng phòng ngừa ung thư. Những người thiếu axit folic có nguy cơ ung thư cao lên tới 12% so với những người bổ sung đủ axit folic cho cơ thể.
7. Pho mát – “vua” của canxi
Nếu nói các sản phẩm từ sữa đứng đầu về thực phẩm canx thì pho mát tuyệt đối đủ tư cách làm “quán quân”! Hàm lượng canxi trong 40gr pho mát sẽ bằng canxi trong 200ml sữa chua, tương đương với canxi trong 250ml sữa.
Canxi là khoáng chất có hàm lượng nhiều nhất trong cơ thể, 99% chất canxi đều tồn tại trong xương và răng. Canxi còn có thể giúp cơ thể nhanh chóng tiêu hao chất béo, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất, thải độc.
Cách chế biến thực phẩm đảm bảo giá trị dinh dưỡng
Đối với món cá, các bạn cần phải nấu từ 8-10 phút trở lên với loại đã cắt thành miếng nhỏ, còn loại nguyên con (từ 500g trở lên) thì phải nấu từ 30 phút trở lên. Nên cho cá vào nước sôi, sau đó hạ lửa nhỏ xuống ngay. Còn khi rán, nên tẩm bột để cá không bị chảy mất nước, nếu rán quá lâu sẽ làm cho protein trở nên cứng và mất giá trị dinh dưỡng. Tốt hơn hết, nên rán cá ở cả hai mặt cho đến khi có vỏ vàng, sau đó nướng tiếp trong lò nướng 5-7 phút.
Còn đối với thịt, nếu giữ thịt đông trong tủ lạnh, thì cần để tan trong vòng 2-3 giờ ở nhiệt độ trong phòng hoặc bỏ vào ngăn mát 6-8 tiếng trước khi chế biến. Nếu nóng lòng rã đông, bạn cho thịt vào nước thì nước trong thịt sẽ bị mất, protein cũng bị tiêu hao.
Sau khi rã đông thì rửa thịt nhanh dưới vòi nước lạnh và nên chế biến ngay. Nên nấu thịt bằng những miếng lớn và chỉ bỏ thịt vào nước sôi. Nếu làm món chiên thì nên bỏ thịt vào khi dầu trong chảo chưa nóng để lớp vỏ bảo vệ sẽ không hình thành được (tạo váng).
Đối với rau, quả thì sau khi bóc bỏ vỏ và sơ chế xong thì nấu ngay với ít nước lạnh hoặc nấu cách thủy. Chỉ nên làm các món rau trộn (salad) ngay trước khi ăn.
Các loại hạt ít mất chất dinh dưỡng nhất nhưng cũng không nên nấu trong thời gian lâu. Bột mì chỉ nấu trong vòng 10-15 phút; gạo, lúa mì trong 30-40 phút. Còn đối với các loại đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan nên ngâm trong nước lạnh khoảng 2 giờ cho hạt đậu nở ra trước khi nấu.
Bạn có thường xuyên sử dụng những thực phẩm bổ dưỡng này trong thực đơn hằng ngày hay không?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn