7 mẹo hay để chấm dứt tranh cãi cho các cặp đôi
6 mẹo chăm sóc cơ thể nghe kỳ lạ nhưng thực sự hiệu quả bất kì ai cũng nên lưu tâm áp dụng / Ngăn ngừa mụn hiệu quả với 5 mẹo đơn giản
Bất đồng giữa các cặp đôi là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là với những vợ chồng hoặc đối tác đã sống bên nhau lâu dài. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách để làm dịu đi những cuộc tranh cãi một cách hiệu quả. Những lời nói vô tình hoặc phản ứng sai cách sẽ khiến căng thẳng chồng chất. Dưới đây là những mẹo cư xử bạn nên biết để tránh những hiểu lầm và tổn thương không đáng có.
1. Không chỉ trích người kia
Buông lời chỉ trích, xúc phạm hay nhục mạ người còn lại không giúp ích gì ngoài việc làm trầm trọng tình hình hơn, đặc biệt là khi bạn cố tình là người phát ngôn những điều khó nghe đó. Đừng quy chụp bản chất của họ. Thay vào đó, bạn nên tập trung chỉ ra những hành động cụ thể khiến bạn khó chịu hay không hài lòng một cách khách quan.
2. Không gạt bỏ khía cạnh cảm xúc
Bên cạnh việc trung thực, thẳng thắn bày tỏ cảm xúc dồn nén của mình, bạn cũng nên để cho người kia được thể hiện suy nghĩ của họ. Hãy quan tâm đến tâm trạng của đối tác để có cái nhìn đúng đắn trước phản ứng và lời nói của người còn lại.
3. Không mặc nhiên cho rằng tình huống xấu nhất là đúng
Bạn không nên bám lấy những suy nghĩ độc hại như việc nghi ngờ người kia làm việc xấu xa hoặc có ý đồ gian dối khi không ở cạnh bạn. Sự thiếu niềm tin này chỉ dẫn đến căng thẳng leo thang. Nếu có thắc mắc, hãy để người kia có cơ hội được trình bày và giãi bày để hóa giải hiểu lầm.
4. Không xem thường người còn lại
Hãy hạn chế việc tỏ ra thượng đẳng so với người còn lại. Hành vi này thể hiện rằng bạn nghĩ họ không đủ tốt cho mình. Thay vào đó, hãy cùng nhau bắt tay vào việc tìm kiếm giải pháp với sự đóng góp từ hai phía của nhau.
5. Không kiếm người đổ lỗi
Tranh cãi để tìm ra người có tội hay gây ra lỗi lầm không phải là một cách tiếp cận vấn đề hiệu quả. Điều khó chịu dù gì cũng đã xảy ra. Tốt hơn hết, bạn nên dành thời gian để cùng nhau thảo luận xem cách giải quyết tốt nhất là gì.
6. Không gợi lại những hiểu lầm cũ
Nhắc lại cho người kia nhớ về những tranh cãi cũ không giải quyết được các vấn đề trong quá khứ, mà ngược lại, càng làm nảy sinh nhiều cãi vã mới. Nếu có gì đang khiến một trong hai người không thoải mái, hãy trò chuyện với nhau ngay lập tức. Sau khi tình hình được giải quyết, hãy bước qua và đừng nghĩ ngợi hay gợi nhắc chuyện cũ.
7. Nhớ rằng luôn có điểm nhìn/ khía cạnh khác
Khi chối bỏ vai trò của người còn lại trong mối quan hệ, bạn sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng hung hăng. Thay vào đó, hãy ưu tiên nhìn nhận sự việc một cách linh hoạt. Cả hai bên nên thảo luận và tôn trọng hai quan điểm cá nhân. Như vậy, khi có tranh luận xảy ra, hai người sẽ cùng có sự chú ý đúng mực và dễ đi đến thấu hiểu, đồng cảm hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn