Mẹo đuổi gián cực đơn giản mà hiệu quả bất ngờ
Mẹo nhỏ giúp khắc phục làn da sạm nám do thức khuya / 6 mẹo quản lý giúp giảm căng thẳng tài chính thời kỳ khó khăn
Gián là trung gian truyền và phát tán một số mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt... Với những cách đuổi gián dưới đây cùng với những nguyên liệu đơn giản sẽ giúp chị em xóa tan nỗi lo về lũ gián.
Dưa chuột
Không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, có tác dụng làm đẹp da, dưa chuột còn là “khắc tinh” của loài gián nữa. Bỏ vào trong tủ đựng thức ăn một quả dưa chuột tươi, gián sẽ bỏ đi ngay khi ngửi thấy mùi dưa chuột. Sau vài ngày, hãy cắt bỏ phần dưa chuột bị khô đi và tiếp tục để vào trong tủ là cách giúp xua đuổi gián cực kì đơn giản mà hiệu quả bất ngờ.
Đường
Mùi vị ngọt ngào của đường luôn có sức hấp dẫn lớn đối với các loại côn trùng, đặc biệt là kiến và gián. Cho vào trong hộp sắt khoảng ba muỗng đường, sau đó đổ nửa bát nước và khuấy đều lên. Đặt chiếc hộp này vào nơi mà gián hay bò đến, thấy mùi đường ngọt, gián sẽ tìm đến và rơi vào trong hộp.
Baking soda
Baking soda cũng giúp diệt gián rất tốt
Không chỉ được dùng để chế biến món ăn, baking soda (bột nở) còn được xem là nguyên liệu để đuổi gián ra khỏi ngôi nhà hiệu quả. Hãy cho một ít bột nở lên lá bắp cải hay lá rau diếp, sau đó đặt chúng vào nơi mà bọn gián hay lui tới, gián sẽ không còn giám bò tới nữa.
Hành tây
Với hương vị cay nồng, tạo cảm giác khó chịu, hành tây cũng là một trong số những nguyên liệu hữu hiệu dùng để đuổi gián. Hãy cắt hành tây ra thành những lát nhỏ, xếp chúng ra đĩa và để chúng ở trong khu vực bếp giúp xua đuổi lũ gián.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khi vào khách sạn nghỉ ngơi, bạn nên biết '3 không chạm, 4 lấy đi' này để khỏi thiệt cho bản thân
Bí quyết ăn mì tôm không hại sức khỏe - Cảnh báo về những tác hại nếu ăn sai cách
Tỷ phú Warren Buffett: 10 điều người nghèo thường hay lãng phí và cách né tránh đầy khôn ngoan
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn thường xuyên thức sau 10 giờ đêm?
Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?
"Không sợ ma khóc, chỉ sợ chó hú" – Lời cảnh báo từ dân gian hay tín hiệu khoa học?