7 năm hiếm muộn, có bầu mới được chồng nghèo đãi bữa hải sản, ăn xong nửa đêm tôi phải nhập viện
Ghét em gái chồng luôn dẫn con sang nhà ăn chực, em đưa ra chiếc bát khiến tôi áy náy / Dấu hiệu nhận biết nói dối qua ngôn ngữ cơ thể
Chồng tôi chỉ là một thợ xây bình thường, lương tháng của anh chưa nổi 10 triệu/tháng. Bố mẹ chồng thuần nông nên suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Dù chăm chỉ chăn nuôi, làm ruộng nhưng chỉ đủ ăn. Vì thế khi 2 đứa lấy nhau, ngay từ đầu chúng tôi xác định tự thân vận động là chính.
Sau đám cưới, 2 vợ chồng thuê trọ trên Hà Nội và cùng đi làm. Dù cuộc sống còn nghèo và vất vả, nhưng cả 2 luôn yêu thương nhau. Đi làm về được bao tiền chồng đưa hết cho vợ giữ. Mỗi lần về nội ngoại, anh luôn hiếu thảo với bố mẹ khiến cho bố mẹ 2 bên đều rất yêu quý anh.
Sau 4 năm miệt mài chữa hiếm muộn cuối cùng may mắn đã mỉm cười với vợ chồng tôi. (Ảnh minh họa)
Ban đầu sau cưới, vợ chồng tôi không để ý nhiều đến chuyện có em bé ngay nên thả tự nhiên. Thấy mãi chưa có em bé, 2 đứa cũng không vấn đề, còn nghĩ càng có thời gian làm kinh tế gia đình. Nhưng sau 3 năm chưa có bầu, vợ chồng mới bắt đầu lo lắng và đưa nhau đi khám thì ngã ngửa khi biết chồng tôi bị tinh trùng yếu và ít nên khả năng có con tự nhiên hạn chế.
Từ đó trở đi, bao tiền của kiếm được cả 2 đều dồn hết vào chữa vô sinh hiếm muộn. Biết nguyên nhân là do mình, chồng cứ áy náy và chăm chỉ cày cuốc khiến tôi phải liên tục động viên anh, không cần quá áp lực. Tôi sẽ luôn ở bên và đồng hành cùng chồng.
Sau 4 năm miệt mài chữa hiếm muộn cuối cùng may mắn đã mỉm cười với vợ chồng tôi. Lần thụ tinh trong ống nghiệm thứ 5 tôi đã mang bầu và càng vui hơn khi thai kỳ diễn biến hoàn toàn bình thường, thai nhi phát triển tốt. Mặc dù vậy vì là thai IVF nên vợ chồng tôi rất cẩn thận giữ gìn cũng như chăm sóc để 2 mẹ con khỏe mạnh nhất.
Đặc biệt là chồng tôi, từ ngày vợ có bầu mỗi khi đi làm về anh không cho làm bất cứ việc gì. Cơm nước, nhà cửa anh đều nhận việc về mình. Tôi chỉ việc đi làm về là nghỉ ngơi dưỡng thai và ăn uống thật tốt.
Cuối tuần vừa rồi lấy lương xong chồng cao hứng rủ vợ đi ăn hải sản. Chồng nói thương vợ bầu vất vả hôm nay cứ ăn cho thoải mái nên gọi 1 bàn hải sản đầy tú ụ. Cũng bởi vợ chồng nghèo, bao lâu chắt bóp chữa hiếm muộn nên thực sự tôi không dám và rất ít mua hải sản về ăn. Có mua cũng chỉ mua vừa đủ mà không dám ăn nhiều.
Tối ấy quả thực lần đầu tiên trong đời tôi được ăn 1 bữa hải sản thịnh soạn. Khi anh thanh toán hết 4 triệu tôi khá xót nhưng lại tặc lưỡi. Nhưng khi vừa về nhà, cả người tôi đã xuất hiện những biểu hiện rất lạ như phát ban, mề đay và ngứa ngáy. Đặc biệt tôi cảm thấy khó thở, thở nhanh và nôn mửa, đau bụng.
Nghĩ bị rối loạn tiêu hóa nên chồng vội cho vợ nhập viện khẩn cấp. Sau các xét nghiệm, bác sĩ nói tôi bị dị ứng hải sản do ăn quá nhiều hải sản cùng lúc. May mắn vào viện kịp thời nên phản ứng dị ứng chưa tiến triển quá nặng nề. Bởi thế sau khi dùng thuốc và xử trí ổn định tôi được ra viện.
Chồng tôi được phen sợ vú vía, anh bảo từ giờ không dám cho vợ bầu ăn nhiều hải sản vì sợ lại dị ứng và có thể gây nguy hại cho sức khỏe 2 mẹ con. (Ảnh minh họa)
Đã mấy ngày trôi qua, nghĩ đến vụ dị ứng hải sản mà tôi vừa hoảng hồn vừa buồn cười quá. Có lẽ ăn uống sơ sài đơn giản quen rồi nên một bữa no và ngon quá đã gây nên chuyện. Còn chồng tôi được phen sợ vú vía, anh bảo từ giờ không dám cho vợ bầu ăn nhiều hải sản vì sợ lại dị ứng và có thể gây nguy hại cho sức khỏe 2 mẹ con.
Mẹ bầu bị dị ứng hải sản có nguy hiểm không?
Phản ứng dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các dị nguyên xâm nhập vào cơ thể. Dị ứng thức ăn nói chung hay dị ứng hải sản nói riêng thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng trước đó, biểu hiện bằng nhiều bệnh lý như viêm da cơ địa.
Bà bầu bị dị ứng hải sản khi cơ thể phản ứng thái quá với những thành phần bên trong hải sản và biểu hiện bằng các triệu chứng đa dạng trên lâm sàng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà biến chứng của nó có thể xuất hiện ở những mức độ nặng nề khác nhau.
Dị ứng hải sản đôi khi được ghi nhận trong thai kỳ ở những người phụ nữ trước đây chưa từng có tiền sử dị ứng, đặc biệt thường thấy ở quý 1 thai kỳ. Điều này có thể được giải thích bởi sự thay đổi của hệ miễn dịch nhằm thích ứng với sự xuất hiện của bào thai. Khi đó cùng với sự thay đổi nhịp sinh học của các hoocmon sinh học, hoạt động của hệ miễn dịch cũng dễ bị rối loạn. Chính sự khác biệt này khiến phụ nữ mang thai dễ gặp phải nhiều rối loạn khác nhau, bao gồm dị ứng hải sản.
Dị ứng hải sản ở phụ nữ mang thai đôi khi gặp những phản ứng nhẹ, có khi dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, nặng nề nhất là sốc phản vệ. Tính mạng của bà mẹ có thể bị đe dọa nếu phản ứng phản vệ không được phát hiện kịp thời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh