7 sai lầm khi sử dụng ấm siêu tốc có thể khiến ổ điện nổ tung, dễ gây hại đến cả nhà
Lợi ích chữa nhiều bệnh nguy hiểm ít ai ngờ đến của khoai lang / Uống 1 cốc nước ép giúp bạn chống 4 loại ung thư nguy hiểm
Thế nhưng tiện lợi là vậy nhưng không ít người đã mắc sai lầm khi sử dụng vật dụng quen thuộc này, để rồi chúng gây họa cho cả gia đình. Sai lầm đó là gì, cùng check ngay xem bạn có đang mắc phải hay không nhé!
1. Nấu nước bằng ấm siêu tốc liên tụcẢnh minh họa.
Ấm đang nóng sẵn rồi, nên tiện nấu luôn vài ba ấm nước nữa để dành sẽ tiết kiệm điện hơn là suy nghĩ của không ít người. Ấy vậy mà bạn có hay, việc nấu nước liên tục sẽ khiến mâm nhiệt của ấm quá nóng, dẫn đến cháy ấm rất nhanh không?
Cách tốt nhất là bạn hãy để ấm có một khoảng thời gian nghỉ giữa các lần đun để mâm nhiệt bên dưới nguội bớt.
Không ít trường hợp đun nước trong một thời gian dài, rơle nhiệt sẽ tự động ngắt mạch điện làm ấm đun ngừng hoạt động. Lúc này dù bạn có cố công cắm phích điện vào nguồn nhưng đèn vẫn không báo sáng. Việc bạn cần làm là chờ một khoảng thời gian để ấm nguội lại thì mới đun tiếp được nhé!
2. Sử dụng ấm siêu tốc để nấu thức ănHãy nhớ ấm siêu tốc được sinh ra để đun nước chứ không phải là để nấu thức ăn như luộc trứng, nấu canh, luộc thịt...
Điều này sẽ khiến mỡ, cặn thức ăn đóng vào thành ấm, từ đó làm giảm tuổi thọ sản phẩm mà thôi. Không những thế, nấu ăn trong ấm siêu tốc cũng chưa chắc làm thực phẩm chín hẳn đâu.
3. Nước sôi xong là đổ cạn nước trong ấmTa hay có thói quen là đổ hết nước trong ấm ra sau khi nước đã sôi. Việc làm này cần phải bỏ ngay lập tức. Lý do là bởi khi ấm nước sôi, dù công tắc điện đã tắt nhưng mâm nhiệt vẫn tiếp tục sinh nhiệt.
Nếu không chừa lượng nước trong ấm, mâm nhiệt rất nhanh hỏng. Chính vì lẽ đó, bạn nên để khoảng 20 ml nước còn lại trong ấm, đợi cho đến khi nguội hẳn rồi mới trút cạn.
4. Không đậy nắp hoặc đậy không kín khi đun nướcViệc làm sai lầm này vừa gây tốn điện lại mất nhiều thời gian đun sôi nước hơn đấy. Ấm đun nước siêu tốc được thiết kế rơle tự động ngắt nguồn điện chỉ khi nắp ấm đã đóng kín.
Vì thế, nếu nước sôi mà không được ngắt điện sẽ gây ra nguy cơ cháy nổ, hỏng ấm cực cao.
5. Đun quá ít nước hoặc quá nhiều nước một lầnTrên mỗi cái ấm siêu tốc, các nhà sản xuất đều quy định lượng nước tối đa (Max) và lượng nước tối thiểu (Min), giúp người có thể quan sát bên ngoài để đổ lượng nước cho phù hợp. Đun quá ít khiến ấm nhanh cạn, dễ hỏng, nhiều quá thì nước khi sôi dễ bắn ra ngoài, gây bỏng.
6. Để ấm đóng cặn, không vệ sinh ấm thường xuyênẤm chỉ đun nước sạch nên không cần vệ sinh ư? Suy nghĩ này sẽ làm cho vi khuẩn gây hại, hay cặn ấm có cơ hội để sinh sôi nhiều hơn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên vệ sinh ấm 1 tuần/ lần.
Bạn có thể dùng giấm với nước pha tỉ lệ 1:1, đổ khoảng 1/2 ấm rồi lắc nhẹ. Tiếp đến bạn đun sôi nước lên, để ngâm dung dịch trong 10- 20 phút rồi đổ đi, tráng lại bằng nước sạch là ấm sạch như mới ngay. Hoặc không bạn cũng có thể cắt vài lát chanh bỏ vào chiếc ấm đun nước siêu tốc, cho nước lạnh rồi bật đun sôi là được nhé!
7. Cắm chung ấm với nhiều thiết bị điện khácẤm siêu tốc có công suất khá cao, do đó bạn nên cắm điện vào một ổ cắm riêng cho an toàn.
Ngoài ra bạn không nên cùng lúc vừa nấu nước, vừa nấu cơm điện, vừa bật bếp điện, bàn là, máy giặt hay máy nước nóng vì các thiết bị điện này đều có công suất cao, có thể gây quá tải, tự động ngắt nguồn điện hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây cháy nổ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?