Sữa đậu nành rất nhiều dinh dưỡng, nhưng không phải ai uống sữa đâu nành cũng tốt cho sức khỏe. Những người sau đây nên cân nhắc khi uống sữa đậu nành. bởi có thể 'gây họa' cho cơ thể.
Thực nghiệm chứng minh, khi làm nóng sữa đậu nành đến 80°C - 90°C sẽ có hiện tượng sôi giả và sữa đậu nành khi chưa nấu chín hàm chứa nhiều chất có hại cho cơ thể, vì vậy những người mắc các bệnh sau cần hết sức chú ý khi sử dụng sữa đậu nành.
Người có dạ dày, đường ruột không tốt nên uống ít sữa đậu nành
Bởi vì tính chất của sữa đậu nành hơi lạnh nên gây tiêu hóa không tốt. Người có chức năng thận không tốt và hay ợ khí thì nên uống ít sữa đậu nành.
Sữa đậu nành dưới tác dụng của một loại chất xúc tác có khả năng sinh ra khí, vì vậy sẽ gây chướng bụng, người bị tiêu chảy tốt nhất đừng uống sữa đậu nành.
Ngoài ra, viêm dạ dày cấp tính và người viêm bề mặt dạ dày mãn tính không thích hợp uống các thực phẩm chế biến từ sữa đậu nành để tránh kích thích acid dạ dày bài tiết quá nhiều làm cho bệnh tình nặng thêm hoặc làm cho dạ dày, đường ruột chướng khí, đầy hơi.
Người bị gout không nên uống sữa đậu nành
Gout là do chất purine chuyển hóa trở ngại nên dẫn đến bệnh tật, trong sữa đậu nành lại chứa purine, purine là do đậu tương nghiền nát chế biến thành, vì vậy người bị Gout nên uống ít sữa đậu nành hoặc các chế phẩm từ sữa đậu nành.
Người đang uống kháng sinh không nên uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành nhất định không thể uống cùng với thuốc kháng sinh có chứa erythromycin, bởi vì thuốc kháng sinh và sữa đậu nành sẽ sinh ra phản ứng hóa học. Thời gian cách ly giữa uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh tốt nhất là trên 1 tiếng trở lên.
Người bị ung thư vú
Nguyên nhân có thể do đậu nành có phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
Những người có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành.
Người bị loét dạ dày và viêm thận
Những người bị loét dạ dày tốt nhất không nên uống sữa đậu nành bởi một chút đường trong sữa cũng đủ khiến cho những ai bị căn bệnh này đầy bụng, ợ hơi và các triệu chứng khác. Những người bị viêm dạ dày và suy chức năng thận nên cần một chế độ ăn protein thấp trong khi sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu lại rất giàu protein, các chất chuyển hóa của nó sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.
Người bị sỏi thận
Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.
Phụ nữ có thai
Trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú, chỉ nên sử dụng ít và dùng khi thấy cần thiết. Nếu dùng nhiều đậu nành khi mang thai có thể nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.
Người thiếu kẽm không thích hợp uống sữa đậu nành
Trong sữa đậu nành có chất ức chế, đó là saponin hormone và lectin, những chất này đều là chất không tốt cho cơ thể. Cách tốt nhất để đối phó với những chất này là đun nóng nấu sôi sữa đậu nành lên, những người uống sữa đậu nành trong thời gian dài cần nhớ bổ sung nguyên tố vi lượng kẽm.
Người bệnh đang hồi phục sau khi phẫu thuật hoặc sau khi bị bệnh
Phẫu thuật hoặc người bị bệnh xong đều là nhóm người có sức đề kháng cơ thể rất yếu, chức năng dạ dày đường ruột không tốt, vì vậy trong thời gian khôi phục tốt nhất không nên uống sữa đậu nành tính hàn lạnh, như vậy dễ sinh ra buồn nôn, đau bụng đi ngoài và một số triệu chứng khác...
Theo Quảng An/Tiền phong
Ảnh minh họa: Internet