7 sai lầm kinh điển khi pha sữa cho con, mẹ hiện đại cũng không tránh khỏi
Thấy bàn chân có "điềm báo' này, hãy cảnh giác vì thận đang gửi lời báo động nhiễm độc nặng / Bác sĩ mách bạn 3 thứ nên ăn, 4 việc nên làm để có trái tim khỏe mạnh
Đổ nước nóng vào nước lạnh để được nước ấm pha sữa
Chúng ta đều biết, nhiệt độ nước hợp lý để pha sữa là 40-50 độ. Nước ấm vừa, không quá nóng hay quá lạnh. Tuy nhiên, việc đổ nước nóng và nước lạnh để lấy nước ấm pha sữa lại là việc làm không đúng. Bởi nước lạnh để bên ngoài sẽ không đảm bảo vệ sinh, có thể bịnhiễm khuẩnvà làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Cách làm đúng nhất là đun sôi nước và để nước nguội từ từ đến nhiệt độ 40-50 độ C là được.
Pha sữa bằng nước khoáng
Nhiều mẹ nghĩ rằng nước khoáng là loại nước sạch tốt nhất để pha sữa cho con. Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu, bản chất của nước khoáng là nước uống có chứa các khoáng chất như natri, kali, canxi, magie... Việc dùng nước khoáng để pha sữa có thể khiến cơ thể trẻ bị thừa khoáng chất và ảnh hưởng đến sự phát triển.
Ảnh minh họa
Đong không đúng lượng sữa cần thiết
Nhiều bà mẹ muốn con tăng cân nên cố tình pha thêm 1-2 thìa sữa bột so với tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Trong khi đó, một số người để tiết kiệm tiền sữa lại pha loãng hơn. Hai hành động này đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Với trẻ dưới 1 tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng chính. Nếu pha sữa quá đặc, bé sẽ bị thiếu nước. Ngược lại, nếu uống sữa quá loãng, bé sẽ không hấp thụ đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Tốt nhất, mẹ nên pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Pha sữa với nước rau củ, nước trái cây
Nhiều bà mẹ cho rằng, sử dụng nước rau củ, nước trái cây để pha sữa sẽ giúp trẻ có thêm dưỡng chất. Tuy nhiên, pha sữa với những loại nước không phải nước lọc có thể khiến thành phần sữa bị biến đổi và không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Một số chất dinh dưỡng trong sữa sẽ biến mất khi gặp thành phần axit có trong nước rau củ, trái cây. Ngoài ra, chất casein có trong protein của sữa sẽ kết tủa gây đầy bụng, khó tiêu, làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ.
Pha sẵn sữa để con dùng dần
Để tiết kiệm thời gian, một số bà mẹ pha sẵn cả bình sữa lớn để tủ lạnh. Khi dùng thì đem sữa đi hâm nóng cho con uống. Điều này không hề tốt cho sức khỏe của trẻ. Sữa đã pha chỉ có thể giữ ở nhiệt độ phòng trong khoảng 1 giờ. Nếu mẹ pha sẵn sữa và để trong tủ lạnh thì thời gian bảo quản cũng không quá 24 giờ sau khi pha. Loại sữa đóng chai pha sẵn cũng chỉ để được 48 giờ sau khi mở nắp.
Ngoài ra, việc pha sẵn sưa rồi đun sôi lại có thể làm thay đổi cấu trúc của các protein, vitamin và làm giá trị dinh dưỡng.
Giữ lại phần sữa thừa để bé bú cữ sau
Nhiều bà mẹ vì tiếc của nên khi bé uống không hết sẽ giữ lại phần sữa để cữ au dùng tiếp. Trên thực tế, khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ miệng và không khí sẽ truyền vào sữa. Nếu để sữa quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng. Thông thường, một bình sữa bé đã ngậm miệng chỉ có thể sử dụng trong khoảng 60 phút.
Không tiệt trùng bình sữa và núm ti
Bình sữa, núm ti và những dụng cụ dùng để pha sữa cần phải được tiết trùng trước khi sử dụng. Mẹ có thể sử dụng nước rửa bình chuyên dụng và tráng lại bằng nước sôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ