7 tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng nghệ
Tường tận cách làm pate gan thơm ngon, béo ngậy / Sai lầm khi cho trẻ ăn cá gây nguy hại đến sức khỏe
Có thể gây ra tiêu chảy và buồn nôn
Bạn cần sử dụng nghệ đúng cách để không gây tác dụng phụ.
Tiêu chảy và buồn nôn là hai trong số các triệu chứng phổ biến liên quan đến việc dùng bột nghệ không đúng liều lượng. Điều này là do chất curcumin trong củ nghệ có xu hướng gây kích ứng đường tiêu hóa.
Theo một số nghiên cứu lâm sàng, những người dùng 0,45 đến 3,6 gram chất curcumin mỗi ngày trong 4 tháng bị buồn nôn nhẹ (3,6 gram chất curcumin mỗi ngày là một liều tương đối cao). Ngay cả liều thấp của curcumin cũng có thể gây buồn nôn ở một số người
Có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận
Theo một nghiên cứu, quá nhiều nghệ có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Điều này là do sự hiện diện của oxalate trong củ nghệ. Các oxalat có thể liên kết với canxi để tạo thành canxi oxalate không hòa tan, nguyên nhân chính gây sỏi thận.
Có thể làm tăng nguy cơ chảy máu
Uống nghệ hàng ngày có thể giúp chống đông máu, và vì vậy nó cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Curcumin trong củ nghệ có khả năng làm giảm kết tập tiểu cầu.
Để an toàn, những ai sử dụng các loại thuốc như Warfarin hoặc Coumadin (thuốc chống đông máu) phải tránh xa chất curcumin vì nó có thể phóng đại tác dụng của các loại thuốc này.
Có thể gây ra phản ứng dị ứng
Curcumin có thể là một chất gây dị ứng tiếp xúc. Một số người đã bị nổi mề đay do tiếp xúc với nghệ. Vì nghệ thuộc họ gừng, nên người ta dễ bị dị ứng với nó nếu họ cũng bị dị ứng với gừng. Đối với những người bị dị ứng với màu thực phẩm màu vàng cũng sẽ bị dị ứng với bột nghệ.
Có thể gây thiếu sắt
Theo nghiên cứu trên chuột, các hợp chất trong củ nghệ liên kết với sắt. Điều này có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể từ thực phẩm, do đó dẫn đến thiếu chất sắt .
Vấn đề túi mật và thận
Curcumin trong nghệ giúp cho túi mật sản sinh ra nhiều chất mật, có thể cải thiện sự tiêu hóa. Song theo Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa kỳ, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì với túi mật, như viêm túi mật, sỏi mật hoặc tắc nghẽn ống mật, hãy tránh xa nghệ bởi nó có thể làm tình trạng của bạn tồi tệ hơn.
Củ nghệ cũng có thể góp phần hình thành sỏi thận, đặc biệt ở những người có điều kiện làm tăng nguy cơ sỏi thận. Một nghiên cứu được công bố trong "Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ" (American Journal of Clinical Nutrition) năm 2008 cho thấy những người tiêu thụ nghệ, bị nghệ làm tăng lượng oxalat thải ra trong nước tiểu cao hơn so với bình thường. Việc này sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận ở những người có nguy cơ cao, bởi nó có thể kết hợp với canxi để hình thành sỏi thận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Cuối năm lau dọn bàn thờ đừng dùng nước lã nữa, thay bằng 3 loại này kích hoạt may mắn, tiền tài
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Trưng quất, đào, mai ngày Tết thế nào cho đúng phong thủy? Người mệnh Kim, Thủy nên chọn quất hay đào để đắc lộc cả năm?