Đời sống

7 tác dụng “thần kỳ” của rau ngót với sức khỏe, nhưng 3 kiểu người này chớ ăn dù một miếng

Rau ngót là thực phẩm không còn xa lạ gì trong các bữa ăn của người Việt. Rau ngót có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, 3 kiểu người này nên tránh ăn rau ngót.

Khi xào rau, đừng cho thẳng vào chảo, làm thêm bước này, món rau xào sẽ xanh mướt và không có nước / Cho thêm thứ này vào đảm bảo xào rau muống xanh mướt ngọt giòn như ngoài hàng, chẳng bao giờ bị thâm đen

Thành phần dinh dưỡng trong rau ngót

7 tác dụng “thần kỳ” của rau ngót với sức khỏe, nhưng 3 người này chớ ăn dù một miếng - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh, vị ngọt, không độc, thường được nấu canh. Loại rau này có nhiều tác dụng chữa bệnh.

Trong rau ngót chứa rất nhiều proteincác khoáng chất cần thiết như canxi, sắt…, rất giàu các loại vitamin như vitamin A, B, C. Đặc biệt là hàm lượng vitamin C có trong loại rau này có thể còn nhiều hơn so với quả ổi. Cụ thể trong 100g rau ngót có chứa 185mg vitamin C.

7 tác dụng của rau ngót đối với sức khỏe:

Thanh nhiệt, giải độc

Rau ngót ăn vào mùa hè rất tốt, có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Mọi người có thể tận dụng dinh dưỡng từ rau ngót bằng cách nấu canh hoặc ép lấy nước uống, rất có lợi cho sức khỏe.

 

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Với hàm lượng đến 2,5g chất xơ, rau ngót luôn được xem là món ăn không thể thiếu cho những ai mắc phải bệnh táo bón lâu ngày. Chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, tốt cho đường ruột.

Tốt cho hệ tim mạch

7 tác dụng “thần kỳ” của rau ngót với sức khỏe, nhưng 3 người này chớ ăn dù một miếng - Ảnh 2.

Canh rau ngót nếu ăn hàng ngày sẽ giúp bạn phòng ngừabệnh cao huyết áp, trong đó huyết áp là thủ phạm gây ra các bệnh tim mạch. Món ăn này cũng rất tốt cho người xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu.

 

Tốt cho phụ nữ sau sinh

Lá rau ngót được dùng để khơi thông dòng sữa của mẹ mới sinh. Phụ nữ sau sinh nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch. Giúp bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh. Trong thực tế, lá rau ngót chiết xuất đã được sử dụng như là một thành phần củng cố trong các thực phẩm chức năng dành cho bà mẹ cho con bú.Tuy nhiên, cần lựa chọn những lá rau ngót sạch và an toàn vệ sinh.

Hỗ trợ sinh lý nam giới

Trong rau ngót có nhiều hợp chất giúp tăng số lượng tinh trùng. Loại rau này giúp hỗ trợ sinh lý nam giới,khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục.

Giúp giảm cân

 

Rau ngót vừa giàu chất xơ lại ít calo, ít gluxit và lipit nên rất tốt cho người béo phì muốn giảm cân.

Làm đẹp da, trị nám

7 tác dụng “thần kỳ” của rau ngót với sức khỏe, nhưng 3 người này chớ ăn dù một miếng - Ảnh 3.

Uống nước ép rau ngót là cách trị nám hữu hiệu mà nhiều chị em đã áp dụng, nhưng lưu ý uống nước cốt nguyên chất, không thêm đường. Ngoài ra có thể giã rau ngót với một chút được, sau đó đắp lên vùng da bị nám khoảng 20-30 phút, cuối cùng rửa lại với nước sạch.

3 nhóm ngườikhông nên ăn rau ngót

 

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, ăn nhiềurau ngótsẽ không tốt cho sức khỏe và cũng có những tác dụng phụ gây hại cho một số đối tượng sau:

Phụ nữ mang thai

Theo quan niệm dân gian, rau ngót có tính mát có khả năng làm tăng sự co bóp của dạ con, vì vậy khuyến cáo những phụ nữ đang mang thai không nên ăn để tránh bị sảy thai.

Theo y học hiện đại thì lượng chất papaverin có trong rau ngót sẽ gây kích thích dạ con dễ gây sảy thai, hơn nữa trong cuốn “Dược thư Việt Nam 2002” cũng có khuyến cáo rằng: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Khi phụ nữ mang thai ăn lượng rau ngót vượt quá 30mg/ lần sẽ dễ gây sảy thai. Đặc biệt ở thời kỳ đầu sảy thai sẽ dễ dàng xảy ra.

7 tác dụng “thần kỳ” của rau ngót với sức khỏe, nhưng 3 người này chớ ăn dù một miếng - Ảnh 4.

Người còi xương, thiếu canxi

 

Trong quá trình trao đổi chất rau ngót tạo ra glucocorticoid – chất gây cản trở việc hấp thụ canxi và phốt pho. Do đó những người bị thiếu canxi, còi xương không nên ăn rau ngót.

Người mất ngủ, kém ăn

Một nghiên cứu tại Đài Loan với những người uống nước ép rau ngót từ 1 tuần đến 7 tháng với lượng dùng 150g/ lần đã có hiện tượng kém ăn, khó thở, mất ngủ. Do đó các chuyên gia dinyh dưỡng khuyên rằng, người già,, người có tiền sử bệnh mất ngủ, không nên ăn rau ngót, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Cũng theo nghiên cứu này nếu dùng rau ngót ở dạng nấu chín sẽ hạn chế được hiện tượngmất ngủvà kém ăn.

Chế biến rau ngót đúng cách

Rau ngót mua về cần rửa sạch nhiều lần nước, ngâm nước muối khoảng 15 – 20 phút để hạn chế chất độc hại.

 

Để giữ được các chất dinh dưỡng chứa trong rau ngót, khi chế biến các bà nội trợ nên để nguyên lá, không vò nát rồi rửa lại bởi như vậy sẽ mất hết dinh dưỡng. Nếu muốn rau ngót chín nhanh và ăn mềm hơn thì trước khi nước sôi, bạn chỉ nên vò sơ và cho vào nấu vừa chín.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm